Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không ban hành chế độ kiểm tra, bảo trì hệ thống kết nối tín hiệu bị xử phạt thế nào?
- Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong kết nối tín hiệu là gì?
- Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không ban hành chế độ kiểm tra, bảo trì hệ thống kết nối tín hiệu bị xử phạt như thế nào?
- Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới là gì?
Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong kết nối tín hiệu là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 28/2018/TT-BGTVT quy định trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng trong kết nối tín hiệu như sau:
- Xây dựng, lắp đặt đường cáp kết nối tín hiệu được cấp từ tủ điều khiển đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang trên đường sắt thuộc phạm vi quản lý, khai thác, sử dụng đến hộp kết nối (trường hợp có hộp kết nối) hoặc đến tủ điều khiển tín hiệu đèn giao thông đường bộ;
- Phối hợp với cơ quan quản lý tín hiệu đèn giao thông đường bộ thực hiện việc kết nối tín hiệu; thỏa thuận kết nối tín hiệu theo quy định tại Phụ lục I Thông tư 28/2018/TT-BGTVT
- Bảo đảm đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang hoạt động theo đúng yêu cầu kỹ thuật và theo quy định tại Điều 4 Thông tư 28/2018/TT-BGTVT
- Khi xảy ra sự cố hư hỏng đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang thuộc phạm vi quản lý làm ảnh hưởng đến việc kết nối tín hiệu, phải thông báo ngay và phối hợp với lực lượng chức năng điều hành giao thông nhằm bảo đảm an toàn giao thông qua đường ngang và hạn chế ùn tắc giao thông;
- Xây dựng, ban hành và thực hiện chế độ kiểm tra, bảo trì hệ thống kết nối tín hiệu thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm thiết bị hoạt động theo đúng yêu cầu kỹ thuật và theo quy định Thông tư 28/2018/TT-BGTVT
- Lập kế hoạch xây dựng, bảo trì công trình, thiết bị hệ thống kết nối tín hiệu thuộc phạm vi quản lý trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
- Tổng hợp và lưu trữ hồ sơ kết nối tín hiệu thuộc phạm vi quản lý.
Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không ban hành chế độ kiểm tra, bảo trì hệ thống kết nối tín hiệu thuộc phạm vi quản lý bị xử phạt thế nào?
Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không ban hành chế độ kiểm tra, bảo trì hệ thống kết nối tín hiệu bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về lắp đặt hệ thống báo hiệu, thiết bị tại đường ngang, cầu chung; kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang, cầu chung; cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt
...
3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, tổ chức được giao quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không lắp đặt, lắp đặt không đúng, không đủ, không duy trì hoạt động bình thường hệ thống báo hiệu, tín hiệu, thiết bị tại đường ngang, cầu chung, không tổ chức thực hiện phòng vệ theo quy định;
b) Không thông báo kịp thời, không phối hợp với lực lượng chức năng điều hành giao thông để bảo đảm an toàn giao thông qua đường ngang khi xảy ra sự cố hư hỏng đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang thuộc phạm vi quản lý;
c) Không ban hành chế độ kiểm tra, bảo trì hệ thống kết nối tín hiệu thuộc phạm vi quản lý theo quy định;
d) Không lập kế hoạch xây dựng, bảo trì công trình, thiết bị hệ thống kết nối tín hiệu thuộc phạm vi quản lý theo quy định.
Theo như quy định trên, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không ban hành chế độ kiểm tra, bảo trì hệ thống kết nối tín hiệu thuộc phạm vi quản lý theo quy định có thể bị xử phạt hành chính từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Lưu ý: Đây là mức phạt đối với tổ chức, mức phạt đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt đối với tổ chức.
Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 28/2018/TT-BGTVT quy định trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới như sau:
- Cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới, lắp đặt trang thiết bị phục vụ cảnh giới theo quy định của Thông tư 28/2018/TT-BGTVT
- Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ về an toàn giao thông đường sắt; hướng dẫn kỹ năng tiếp nhận thông tin và sử dụng trang thiết bị hỗ trợ cảnh giới cho người cảnh giới;
- Niêm yết thông tin liên quan của người cảnh giới (họ tên, số điện thoại, địa chỉ) và thời gian cảnh giới tại phòng trực ban chạy tàu ga gần nhất nơi cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới;
- Lập kế hoạch xây dựng, cung cấp, bảo trì trang thiết bị phục vụ cảnh giới thuộc phạm vi quản lý trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
- Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất phải thực hiện rà soát và cung cấp đến chính quyền địa phương nơi có đường sắt đi qua theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh danh sách cụ thể tên, địa chỉ, điện thoại liên lạc của tổ chức được giao cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?