Doanh nghiệp được trích lại 4% khoản thu từ phí quyền hoạt động viễn thông để chi cho hoạt động cung cấp dịch vụ từ 01/8/2022?
Các trường hợp miễn phí, lệ phí quyền hoạt động viễn thông được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2, Điều 3 Thông tư 273/2016/TT-BTC quy định về người nộp và các trường hợp miễn phí, lệ phí quyền hoạt động viễn thông được quy định như sau:
- Người nộp và tổ chức thu phí, lệ phí:
+ Tổ chức, doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, giấy phép nghiệp vụ viễn thông phải nộp phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này.
+ Cục Viễn thông và đơn vị được Bộ Thông tin và Truyền thông giao thực hiện thu phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này.
- Các trường hợp miễn phí, lệ phí:
+ Mạng viễn thông dùng riêng của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
+ Mạng viễn thông dùng riêng phục vụ công tác chỉ đạo điều hành cứu nạn, cứu hộ, phòng chống thiên tai.
+ Mạng viễn thông dùng riêng của các cơ quan và tổ chức quốc tế tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, miễn trừ lãnh sự.
Mức thu phí, lệ phí quyền hoạt động viễn thông là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Thông tư 32/2022/TT-BTC quy định về mức thu phí, lệ phí quyền hoạt động viễn thông như sau:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 273/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 6 như sau:
“2. Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện kê khai phí, lệ phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế. Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện nộp 100% số tiền lệ phí và số tiền phí thu được theo tỷ lệ quy định tại Thông tư này vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước”.
Tiện ích văn bản luật
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 7 như sau:
“1. Đơn vị được Bộ Thông tin và Truyền thống giao thực hiện thu phí phải nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn cung cấp dịch vụ, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Trường hợp đơn vị này thuộc diện được khoản chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí được trích để lại 4% số tiền phí thu được để chi cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí và nộp 96% vào ngân sách nhà nước”.
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 như sau:
“3. Các nội dung khác liên quan đến việc đăng ký, kê khai, thu nộp, quản lý, sử dụng, công khai chế độ thu phí, lệ phí không quy định tại Thông tư này thực hiện theo quy định của Luật Phí và lệ phí, Nghị định số 120/2016/NĐ-CP, Luật Quản lý thuế, Nghị định số 126/2010/NĐ-CP, Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ và Thông tư số 78/2021/TT BTC ngày 17 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ”."
Theo đó, đơn vị được Bộ Thông tin và Truyền thông giao thực hiện thu phí phải nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.
Doanh nghiệp được trích lại 4% khoản thu từ phí quyền hoạt động viễn thông để chi cho hoạt động cung cấp dịch vụ từ 01/8/2022?
Phí quyền hoạt động viễn thông hiện nay là bao nhiêu?
- Phí cung cấp dịch vụ viễn thông:
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 03/2018/TT-BTC năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức Phí cung cấp dịch vụ viễn thông như sau:
Hàng năm, tổ chức, doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông phải nộp mức phí theo tỷ lệ 0,5% tính trên doanh thu dịch vụ viễn thông nhưng không thấp hơn mức tối thiểu trong Biểu dưới đây:
- Phí thiết lập mạng viễn thông công cộng, dùng riêng; phí thử nghiệm mạng, dịch vụ viễn thông; phí lắp đặt cáp viễn thông trên biển
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 03/2018/TT-BTC năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức Phí thiết lập mạng viễn thông công cộng, dùng riêng; phí thử nghiệm mạng, dịch vụ viễn thông; phí lắp đặt cáp viễn thông trên biển áp dụng như sau:
Như vậy, công ty của anh được trích để lại 4% số tiền phí quyền hoạt động viễn thông thu được để chi cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí và nộp 96% vào ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?