Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam có cần xin giấy chứng nhận đầu tư không?
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?
Căn cứ khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 định nghĩa tổ chức kinh tế hay còn gọi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam có cần xin giấy chứng nhận đầu tư không? (Hình từ internet)
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam cần xin giấy chứng nhận đầu tư?
Căn cứ Điều 23 Luật Đầu tư 2020 quy định thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
- Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
+ Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
+ Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
- Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.
- Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế và về thực hiện hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo đó, căn cứ Điều 37 Luật đầu tư 2020 quy định việc phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:
- Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
+ Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
+ Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
- Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
+ Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
+ Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
+ Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
- Đối với dự án đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này triển khai thực hiện dự án đầu tư sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư.
- Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại Điều 38 của Luật này.
Do đó, việc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam là việc thành lập tổ chức kinh tế khác. Tùy vào trường hợp cụ thể:
- Chi nhánh, văn phòng đại diện nếu thuộc các trường hợp tại khoản 1 Điều 37 Luật đầu tư 2020 thì phải xin giấy chứng nhận đầu tư.
- Chi nhánh, văn phòng đại diện nếu thuộc khoản 2 Điều 37 Luật đầu tư 2020 thì không cần phải xin giấy chứng nhận đầu tư.
Thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 38 Luật đầu tư 2020 quy định thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:
- Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này trong thời hạn sau đây:
+ 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
+ 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
- Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
+ Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
+ Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật này;
+ Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
+ Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
- Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Như vậy tùy vào từng trường hợp như trên mà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam xác định xem có cần xin giấy chứng nhận đầu tư cho chi nhánh, văn phòng đại diện đó không.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?