Doanh nghiệp bưu chính được chỉ định là gì? Doanh nghiệp được chỉ định thực hiện thủ tục hải quan ra sao?
Khái niệm về doanh nghiệp bưu chính được chỉ định là gì? Trách nhiệm của doanh nghiệp được chỉ định là gì?
Doanh nghiệp bưu chính được chỉ định được hiểu là Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, viết tắt là Bưu chính Việt Nam.
Theo Điều 1 Quyết định 41/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 03/08/2011, doanh nghiệp bưu chính được chỉ định được đề cập như sau:
Chỉ định Tổng công ty Bưu chính Việt Nam
- Tên viết tắt: Bưu chính Việt Nam
- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Post, viết tắt là VNPost
Là doanh nghiệp thực hiện duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng; cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo nhiệm vụ, kế hoạch mà Nhà nước giao; cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế và các dịch vụ khác trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về bưu chính mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo đó, tại Điều 3 Quyết định 41/2011/QĐ-TTg, trách nhiệm của doanh nghiệp bưu chính được xác định như sau:
Trách nhiệm của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam
Tổng công ty Bưu chính Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng, cung ứng dịch vụ bưu chính công ích, cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế và các quy định trong các điều ước quốc tế về bưu chính mà Việt Nam tham gia ký kết; tham gia hoạt động trong các tổ chức thuộc Liên minh Bưu chính thế giới (UPU), Liên minh Bưu chính khu vực châu Á Thái Bình Dương (APPU).
Doanh nghiệp bưu chính được chỉ định là gì? Doanh nghiệp được chỉ định thực hiện thủ tục hải quan ra sao? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp được chỉ định thực hiện khai hải quan ra sao?
Căn cứ vào Công văn 4953/TCHQ-GSQL năm 2022 ban hành ngày 22/11/2022 của Tổng cục Tài chính phản hồi Công văn của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam về thủ tục hải quan đối với gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính.
Theo nội dung tại Mục 2 Công văn 4953/TCHQ-GSQL năm 2022, do Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng yêu cầu để thực hiện khai các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai trị giá thấp nên việc kê khai hải quan của doanh nghiệp bưu chính được chỉ định sẽ thực hiện như sau:
- Khai trên tờ khai hải quan giấy đối với hàng hóa nhóm 1;
Trong đó, hàng hóa nhóm 1 là hàng hóa được quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 như sau:
Giải thích từ ngữ
...
3. Sản phẩm, hàng hóa không có khả năng gây mất an toàn (sau đây gọi là sản phẩm, hàng hóa nhóm 1) là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, không gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.
- Khai điện tử đối với hàng hóa nhóm 2 trên hệ thống VNACCS (Hệ thống thông quan hàng hóa tự động) như hàng hóa thông thường khác.
Trong đó, hàng hóa nhóm 2 là hàng hóa được quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 như sau:
Giải thích từ ngữ
...
4. Sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sau đây gọi là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.
Thực hiện thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp được chỉ định như thế nào?
Căn cứ vào nội dung trả lời tại Mục 2 Công văn 4953/TCHQ-GSQL năm 2022, thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp bưu chính được chỉ định sẽ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 56/2019/TT-BTC.
Khoản 1 Điều 3 Thông tư 56/2019/TT-BTC quy định:
Điều khoản chuyển tiếp
...
1. Đối với doanh nghiệp được chỉ định theo quy định của Luật Bưu chính:
Thực hiện thủ tục hải quan đối với gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhóm 1 theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư này.
Trong đó, khoản 4 Điều 1 Thông tư 56/2019/TT-BTC sửa đổi Điều 5 Thông tư 49/2015/TT-BTC như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định
...
4. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 5. Hồ sơ hải quan
1. Hồ sơ hải quan đối với gói, kiện hàng hóa nhóm 1
a) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp đối với gói, kiện hàng hóa nhập khẩu hoặc Tờ khai hàng hóa xuất khẩu trị giá thấp đối với gói, kiện hàng hóa xuất khẩu theo chỉ tiêu thông tin tại phần A Phụ lục I Danh mục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo Mẫu số HQ/2015/XK hoặc Mẫu số HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được khai theo hướng dẫn tại Phụ lục II Danh mục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Tờ khai CN22 hoặc CN23 hoặc số hiệu bưu gửi E1QT hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương trong Trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (đối với gói, kiện hàng hóa nhập khẩu): 01 bản chụp.
c) Hóa đơn thương mại (nếu có): 01 bản chụp.
2. Hồ sơ hải quan đối với gói, kiện hàng hóa nhóm 2
Thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.”
Như vậy, thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp bưu chính được chỉ định thực hiện theo những nội dung quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?