Doanh nghiệp bị xử lý vi phạm phải chấp hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong thời hạn bao lâu?
Xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh bằng những hình thức nào?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh bằng những hình thức sau:
- Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật, tổ chức cá nhân vi phạm phải chịu một trong 02 hình thức xử phạt chính sau:
+ Cảnh cáo.
+ Phạt tiền.
- Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung như sau:
+ Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
+ Bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
- Ngoài các hình thức xử phạt như trên, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau:
+ Bị buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.
+ Bị buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua.
+ Bo buộc cải chính công khai.
+ Bị buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh.
+ Bị buộc sử dụng hoặc bán lại các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đã mua nhưng không sử dụng.
+ Bị buộc loại bỏ những biện pháp ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.
+ Bị buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở.
+ Bị buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng.
+ Bị buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng đã thay đổi mà không có lý do chính đáng.
+ Bị buộc khôi phục lại hợp đồng đã hủy bỏ mà không có lý do chính đáng.
Doanh nghiệp bị xử lý vi phạm phải chấp hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong thời hạn bao lâu? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp bị xử lý vi phạm phải chấp hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 47 Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Chấp hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác
1. Doanh nghiệp bị xử lý vi phạm phải chấp hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và của cơ quan quản lý cạnh tranh trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác quy định tại Mục 5 Chương II của Nghị định này phải chấp hành quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
3. Hết thời hạn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân bị xử lý không tự nguyện thi hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Điều 49 và Điều 50 của Nghị định này.
Như vậy theo quy định trên doanh nghiệp bị xử lý vi phạm phải chấp hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật.
Cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh như thế nào?
Căn cứ tại Điều 49 Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
1. Hết thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 47 của Nghị đinh này, tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm không tự nguyện thi hành, không khởi kiện ra Toà án theo quy định tại Mục 7 Chương V của Luật Cạnh tranh, bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này tổ chức thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó.
2. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tước các giấy phép, chứng chỉ hành nghề do mình đã cấp cho các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về cạnh tranh theo yêu cầu của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
3. Các cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất hoặc buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua theo yêu cầu của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
4. Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành có trách nhiệm tổ chức thực hiện phần quyết định liên quan đến tài sản của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo yêu cầu của bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Như vậy theo quy định trường hợp hết thời hạn chấp hành quyết định xử phạt, doanh nghiệp bị xử lý vi phạm không tự nguyện thi hành, không khởi kiện ra Toà án thì bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?