Doanh nghiệp bảo hiểm xe máy có trách nhiệm lập và gửi bao nhiêu loại báo cáo? Có mấy phương thức gửi báo cáo?
Doanh nghiệp bảo hiểm xe máy có trách nhiệm lập và gửi bao nhiêu loại báo cáo?
Căn cứ quy định tại Điều 21 Nghị định 03/2021/NĐ-CP về trách nhiệm lập và gửi báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm xe máy như sau:
Trách nhiệm lập và gửi báo cáo
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm lập và gửi các báo cáo đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định sau:
1. Báo cáo nghiệp vụ:
Doanh nghiệp bảo hiểm phải lập và gửi Bộ Tài chính các báo cáo nghiệp vụ quý, năm bằng một trong các phương thức gồm gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và gửi qua hệ thống thư điện tử theo mẫu quy định tại Phụ lục II về Báo cáo về tình hình thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và Phụ lục III về Báo cáo kết quả kinh doanh bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ban hành kèm theo Nghị định này, cụ thể như sau:
a) Báo cáo quý: Thời gian chốt số liệu tính từ ngày 01 của tháng đầu tiên kỳ báo cáo đến ngày 30 hoặc 31 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo. Thời hạn gửi báo cáo quý chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc quý.
b) Báo cáo năm: Thời gian chốt số liệu tính từ ngày 01 của tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của kỳ báo cáo. Thời hạn gửi báo cáo năm chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm.
2. Ngoài các báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm lập và gửi báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tài chính bằng một trong các phương thức gồm gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và gửi qua hệ thống thư điện tử.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì doanh nghiệp bảo hiểm xe máy cho trách nhiệm lập và gửi 02 loại báo cáo. Cụ thể:
- Báo cáo nghiệp vụ (Được lập hàng quý, năm)
+ Báo cáo quý;
+ Báo cáo năm.
- Báo cáo đột xuất (Được lập khi có yêu cầu của Bộ Tài chính)
Doanh nghiệp bảo hiểm xe máy có trách nhiệm lập và gửi bao nhiêu loại báo cáo? Có mấy phương thức gửi báo cáo? (Hình từ Internet)
Có mấy phương thức gửi báo cáo đối với doanh nghiệp bảo hiểm xe máy?
Theo nội dung tại Điều 21 Nghị định 03/2021/NĐ-CP, việc gửi báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm xe máy được thực hiện theo các phương thức sau:
- Gửi trực tiếp;
- Gửi qua dịch vụ bưu chính;
- Gửi qua hệ thống thư điện tử.
Theo quy định hiện nay, doanh nghiệp bảo hiểm xe máy có những nghĩa vụ gì?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 03/2021/NĐ-CP như sau:
Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm
Ngoài các nghĩa vụ theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ:
1. Bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo đúng điều kiện, mức phí bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Nghị định này và cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này.
2. Thiết lập, duy trì hoạt động 24 giờ/7 ngày đường dây nóng để kịp thời tiếp nhận thông tin tai nạn, hướng dẫn, giải đáp cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và các bên có liên quan về các vấn đề liên quan tới Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
3. Tích hợp tính năng tra cứu Giấy chứng nhận bảo hiểm trên trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử của doanh nghiệp bảo hiểm, cho phép cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát và bên mua bảo hiểm, người được Bảo hiểm tra cứu, xác minh thời hạn và hiệu lực bảo hiểm của Giấy chứng nhận bảo hiểm.
4. Khi nhận được thông báo về tai nạn, trong vòng 1 giờ doanh nghiệp bảo hiểm phải hướng dẫn bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, chủ xe cơ giới các biện pháp đảm bảo an loàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về người và tài sản, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục yêu cầu bồi thường bảo hiểm; phối hợp chặt chẽ với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, bên thứ ba và các bên liên quan trong vòng 24 giờ tổ chức thực hiện việc giám định tổn thất xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất làm căn cứ giải quyết bồi thường bảo hiểm.
5. Thông báo cho bên mua Bảo hiểm, người được bảo hiểm, người bị tai nạn biết số tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và thanh toán số tiền bồi thường theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 14 Nghị định này.
6. Giải thích rõ quy tắc, điều khoản và biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, đảm bảo bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phân biệt rõ giữa loại hình bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với các loại hình bảo hiểm tự nguyện khác.
7. Chủ động thu thập các tài liệu quy định trong hồ sơ bồi thường bảo hiểm thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại Điều 15 Nghị định này.
8. Tạm ứng bồi thường, chi trả bồi thường nhanh chóng và chính xác theo quy định của Nghị định này.
9. Thông báo bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm theo quy định tại điểm c khoản 1, điểm a khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 11 Nghị định này.
10. Thanh toán cho cơ quan Công an chi phí sao chụp những hồ sơ, biên bản tai nạn đã được cung cấp theo quy định pháp luật và có trách nhiệm giữ gìn bí mật trong quá trình điều tra.
11. Trong vòng 15 ngày trước khi hết thời hạn bảo hiểm phải thông báo cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về việc hết thời hạn của hợp đồng Bảo hiểm.
12. Đóng góp Quỹ bảo hiểm xe cơ giới theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
13. Phải hạch toán tách biệt doanh thu phí bảo hiểm, hoa hồng, bồi thường và các khoản chi phí liên quan đến bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Chi phí liên quan đến bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới không bao gồm chi hỗ trợ đại lý ngoài hoa hồng bảo hiểm đại lý được hưởng theo quy định của Bộ Tài chính, chi khuyến mại và chiết khấu thanh toán dưới mọi hình thức.
14. Xây dựng, triển khai, bố trí nhân sự kiểm soát thực hiện các quy chế, quy trình về hoạt động nghiệp vụ, kiểm soát rủi ro, kiểm soát nội bộ và phòng, chống gian lận trong kinh doanh bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
15. Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
16. Tổ chức thực hiện chế độ Bảo hiểm bắt buộc về trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm xe máy có các nghĩa vụ theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm và 16 nghĩa vụ được trích dẫn nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?