Định mức sử dụng điện năng cho sinh hoạt đối với học viên cơ yếu sẽ thay đổi như thế nào trong thời gian tới?
- Hoạt động cơ yếu được hiểu như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Chính sách của Nhà nước về xây dựng và phát triển lực lượng cơ yếu
- Nguyên tắc và phương thức bảo đảm đối với tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với học viên cơ yếu
- Định mức sử dụng điện năng và nước sạch trong sinh hoạt theo pháp luật hiện hành?
- Định mức sử dụng điện năng cho sinh hoạt đối với học viên cơ yếu được thay đối như thế nào?
Hoạt động cơ yếu được hiểu như thế nào theo quy định của pháp luật?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Cơ yếu 2011 theo đó hoạt động cơ yếu được hiểu như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động cơ yếu là hoạt động cơ mật đặc biệt, thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia, sử dụng nghiệp vụ mật mã, kỹ thuật mật mã và các giải pháp có liên quan để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, do lực lượng chuyên trách đảm nhiệm.
..."
Chính sách của Nhà nước về xây dựng và phát triển lực lượng cơ yếu
Căn cứ Điều 4 Luật Cơ yếu 2011 theo đó chính sách của Nhà nước về xây dựng và phát triển lực lượng cơ yếu được quy định như sau:
- Xây dựng lực lượng cơ yếu chính quy, hiện đại, tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ mật mã; tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở mật mã quốc gia, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hoạt động cơ yếu.
- Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về cơ yếu trên cơ sở bảo đảm tính độc lập, tự chủ, chặt chẽ về nguyên tắc và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Định mức sử dụng điện năng cho sinh hoạt đối với học viên cơ yếu sẽ được thay đổi như thế nào trong thời gian sắp tới?
Nguyên tắc và phương thức bảo đảm đối với tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với học viên cơ yếu
Căn cứ Điều 3 Thông tư 116/2015/TT-BQP, theo đó quy định về nguyên tắc bảo đảm đối với tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với học viên cơ yếu như sau:
- Bảo đảm tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với học viên cơ yếu đáp ứng nhu cầu cho sinh hoạt thường xuyên, huấn luyện, dã ngoại, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu.
- Bảo đảm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tổ chức cơ yếu, điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn.
- Phù hợp với sự phát triển chung và đặc trưng của từng vùng, miền, từng đối tượng cụ thể.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 4 Thông tư 116/2015/TT-BQP theo đó tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với học viên cơ yếu quy định tại Thông tư này được bảo đảm bằng một trong các phương thức sau:
- Bảo đảm bằng tiền mặt.
- Bảo đảm bằng hiện vật.
Định mức sử dụng điện năng và nước sạch trong sinh hoạt theo pháp luật hiện hành?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 116/2015/TT-BQP theo đó định mức sử dụng điện năng và nước sạch trong sinh hoạt được quy định như sau:
"Điều 11. Định mức sử dụng điện năng và nước sạch trong sinh hoạt
1. Định mức sử dụng điện năng đối với học viên cơ yếu gồm định mức sử dụng điện năng cho sinh hoạt, đào tạo và các nhiệm vụ khác, cụ thể:
a) Định mức sử dụng điện năng cho sinh hoạt đối với học viên cơ yếu được bảo đảm 10 KWh/người/tháng;
b) Định mức sử dụng điện năng cho đào tạo đối với học viên cơ yếu thực hiện theo quy định tại Bảng 3 Danh mục số 05 ban hành kèm theo Nghị định số 32/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật cơ yếu về chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu;
c) Định mức sử dụng điện năng cho các nhiệm vụ khác là mức sử dụng điện năng (KWh điện) quy định sử dụng trong một tháng cho học viên cơ yếu bảo đảm các nhiệm vụ không thuộc nhiệm vụ nêu tại Điểm a và b Khoản này (công tác kho tàng, thư viện, bảo tàng, nghiên cứu khoa học, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, điện bơm nước).
Định mức sử dụng điện năng quy định cho các nhiệm vụ khác được thực hiện ngang bằng định mức sử dụng điện năng cho các nhiệm vụ khác đối với học viên đào tạo sĩ quan chuyên ngành kỹ thuật tại các học viện, nhà trường trong Quân đội.
2. Định mức sử dụng nước sạch trong sinh hoạt bảo đảm đủ tiêu chuẩn là 130 đến 150 lít nước sạch sinh hoạt mỗi người/ngày. Những đơn vị công tác trên địa bàn chưa có nước sạch dùng chung, tùy theo điều kiện thực tế có thể được trang bị máy móc để khai thác nguồn nước sạch hoặc đầu tư xây dựng công trình để phục vụ nước sinh hoạt bảo đảm từ 130 đến 150 lít nước sạch sinh hoạt cho mỗi người/ngày."
Như vậy, căn cứ theo quy định trên có thể biết được định mức sử dụng điện năng và nước sạch trong sinh hoạt đối với học viên cơ yếu.
Định mức sử dụng điện năng cho sinh hoạt đối với học viên cơ yếu được thay đối như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Thông tư 35/2022/TT-BQP theo đó quy định như sau:
"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 116/2015/TT-BQP ngày 01 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với học viên cơ yếu (sau đây viết gọn là Thông tư số 116/2015/TT-BQP)
1. Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 11 như sau:
a) Định mức sử dụng điện năng cho sinh hoạt đối với học viên cơ yếu được bảo đảm 11 KWh/người/tháng.
..."
Như vậy, qua quy định trên có thể thấy rằng. Định mức sử dụng điện năng sinh hoạt đối với học viên cơ yếu được đảm bảo tăng từ 10 KWh/người/tháng lên 11 KWh/người/tháng.
Thông tư 35/2022/TT-BQP chính thức có hiệu lực từ ngày 10 tháng 6 năm 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?