Điều kiện nào để tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận hoạt động mua nợ từ ngày 09/02/2023?
Các đối tượng được mua nợ là ai?
Theo quy định khoản 4 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-NHNN (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-NHNN) quy định các đối tượng như sau:
Bên mua nợ là tổ chức, cá nhân, bao gồm:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây là Ngân hàng Nhà nước) chấp thuận hoạt động mua nợ;
- Tổ chức khác, cá nhân (bao gồm cả tổ chức, cá nhân là người cư trú và người không cư trú).
Bổ sung điều kiện nào để tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận hoạt động mua nợ từ ngày 09/02/2023? (Hình từ Internet)
Điều kiện tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận hoạt động mua nợ là gì?
Căn cứ quy định khoản 4 Điều 5 Thông tư 09/2015/TT-NHNN (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-NHNN) quy định về điều kiện tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận hoạt động mua nợ như sau:
Nguyên tắc thực hiện mua, bán nợ
1. Hoạt động mua, bán nợ không trái với nội dung quy định tại hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm đã ký kết giữa bên bán nợ, khách hàng và bên bảo đảm.
2. Hoạt động mua, bán nợ do các bên tự thỏa thuận, tuân thủ quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận hoạt động mua nợ phải có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo kỳ phân loại gần nhất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước thời điểm đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ, trừ tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán nợ thì không phải xin phép Ngân hàng Nhà nước.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được mua nợ khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận hoạt động mua nợ tại Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, Giấy phép thành lập của chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là Giấy phép) và có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo kỳ phân loại gần nhất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước thời điểm ký hợp đồng mua nợ, trừ các trường hợp quy định tại khoản 12 Điều này.
4. Trước khi thực hiện mua, bán nợ theo quy định tại khoản 3 Điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về hoạt động mua, bán nợ (trong đó có quy định rõ về phân cấp thẩm quyền theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định mua, bán nợ; phương thức mua, bán nợ, phương thức thanh toán; quy trình mua, bán nợ; quy trình, phương pháp định giá khoản nợ; quy trình quản trị rủi ro đối với hoạt động mua, bán nợ).
...
Theo đó, Thông tư 18/2022/TT-NHNN đã bổ sung điều kiện để tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận hoạt động mua nợ (trừ tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt):
- Tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo kỳ phân loại gần nhất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro
- Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng trước thời điểm đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ.
Và trước khi thực hiện mua, bán nợ tổ chức tín dụng phải ban hành quy định nội bộ về hoạt động mua, bán nợ.
Tổ chức tín dụng không thành lập Hội đồng mua nợ khi thực hiện mua nợ bị xử phạt hành chính như thế nào?
Tại quy định Điều 50 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với tổ chức tín dụng không thành lập Hội đồng mua, bán nợ khi thực hiện mua nợ như sau:
Vi phạm quy định về mua, bán nợ của tổ chức tín dụng
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập Hội đồng mua, bán nợ khi thực hiện mua, bán nợ.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Bán khoản nợ đã được sử dụng để bảo đảm nghĩa vụ dân sự khác, trừ trường hợp bên nhận bảo đảm đồng ý bằng văn bản về việc bán nợ;
b) Bên bán nợ mua lại các khoản nợ đã bán, trừ trường hợp quy định tại Điều 148đ Luật Các tổ chức tín dụng đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động mua, bán nợ trong thời hạn 03 tháng đến 06 tháng đối với vi phạm tại khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục nguyên trạng khoản nợ về trước thời điểm thực hiện hoạt động mua, bán nợ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Và theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
Theo đó, tổ chức tín dụng không thành lập Hội đồng mua nợ bị xử phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng và bị đình chỉ hoạt động mua, bán nợ trong thời hạn 03 tháng đến 06 tháng.
Thông tư 18/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 09/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?