Bộ Y tế là cơ quan gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Y tế về bà mẹ và trẻ em như thế nào theo Nghị định 42?
Bộ Y tế là cơ quan gì?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 42/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; bà mẹ, trẻ em; dân số; phòng, chống tệ nạn xã hội (trừ nhiệm vụ cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy); bảo trợ xã hội; y, dược cổ truyền; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; thiết bị y tế; bảo hiểm y tế và quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Theo đó, Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực, cụ thể:
- Y tế dự phòng;
- Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng;
- Giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần;
- Bà mẹ, trẻ em;
- Dân số;
- Phòng, chống tệ nạn xã hội (trừ nhiệm vụ cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy);
- Bảo trợ xã hội;
- Y, dược cổ truyền;
- Dược, mỹ phẩm;
- An toàn thực phẩm;
- Thiết bị y tế;
- Bảo hiểm y tế;
- Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Bộ Y tế là cơ quan gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Y tế về bà mẹ và trẻ em như thế nào theo Nghị định 42? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Y tế về bà mẹ và trẻ em như thế nào theo Nghị định 42?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 2 Nghị định 42/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Y tế về bà mẹ và trẻ em được pháp luật quy định, cụ thể như sau:
(1) Xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch, mục tiêu quốc gia về bà mẹ, trẻ em;
(2) Xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu về bà mẹ, trẻ em; các quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, dịch vụ bảo vệ trẻ em;
(3) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản; tư vấn, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em; tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh;
(4) Điều phối việc thực hiện quyền trẻ em; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan bảo đảm thực hiện quyền trẻ em; bảo vệ trẻ em và sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em;
(5) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược chính sách, chương trình, kế hoạch, mục tiêu quốc gia về trẻ em và Tháng hành động vì trẻ em; việc phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em và việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
(6) Thẩm định và quyết định công nhận các cơ sở y tế được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, việc xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật;
(7) Quản lý, sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam theo quy định pháp luật;
(8) Quản lý Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em.
Bộ Y tế có phải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan phòng, chống, cấp cứu trong thiên tai, thảm họa không?
Căn cứ theo khoản 22 Điều 2 Nghị định 42/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
21. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý giá dịch vụ, sản phẩm hàng hóa trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế theo quy định của pháp luật.
22. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan phòng, chống, cấp cứu và điều trị nạn nhân trong thiên tai, thảm họa.
23. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện dự trữ quốc gia về thuốc, hóa chất, thiết bị y tế, phương tiện phòng, chống dịch bệnh, thiên tai thảm họa theo danh mục dự trữ quốc gia đã được Chính phủ quyết định và theo các quy định của pháp luật.
24. Quản lý hội, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
25. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Y tế theo mục tiêu và nội dung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ.
26. Thực hiện hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế theo quy định của pháp luật. Tổ chức đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật và ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chủ trì, phối hợp ký các thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ Y tế theo quy định của pháp luật; tham gia các tổ chức quốc tế theo phân công của Chính phủ.
...
Như vậy, Bộ Y tế là cơ quan có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan phòng, chống, cấp cứu và điều trị nạn nhân trong thiên tai, thảm họa theo quy định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Chính thức sử dụng kết quả công việc 03 năm gần nhất của cán bộ công chức để đánh giá thực hiện tinh giản biên chế đúng không?
- Nghị quyết 104/NQ-CP về dự án sửa đổi Luật Cán bộ công chức mới nhất? Tải về Nghị quyết 104/NQ-CP?
- Cục Đường bộ Việt Nam có chức năng gì? Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam quy định chức năng của tổ chức nào?
- Xe ô tô lạng lách đánh võng gây tai nạn giao thông khi tham gia giao thông đường bộ bị phạt bao nhiêu 2025?
- Ngày đẹp tháng 4 âm lịch 2025 tài lộc, may mắn? Những ngày tốt trong tháng 4 âm lịch? Tháng 4 âm lịch 2025 là tháng con gì?