Điều kiện được cấp Giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện nay như thế nào?
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng tại thành phố Hải Phòng?
Căn cứ Điều 3 Quy định ban hành kèm Quyết định 10/2017/QĐ-UBND về thẩm quyền cấp và phân cấp thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Phòng như sau:
(1) Ủy ban nhân dân thành phố phân cấp cho Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng các công trình sau (trừ công trình thuộc phạm vi quản lý của Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng):
- Công trình xây dựng cấp I, cấp II.
- Công trình tôn giáo;
- Công trình di tích lịch sử - văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng đã được xếp hạng.
- Công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị, các tuyến đường thuộc khu vực trung tâm thành phố (xem Phụ lục kèm theo).
- Công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Công trình thuộc dự án và các công trình khác trên địa bàn thành phố gồm:
+ Công trình xây dựng nằm trên địa bàn từ hai (02) quận, huyện trở lên.
+ Công trình xây dựng ảnh hưởng an toàn cộng đồng, được quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng.
+ Công trình xây dựng nằm trong cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không giao cho Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng quản lý.
+ Công trình xây dựng nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông.
+ Công trình xây dựng thuộc Danh mục nhà Biệt thự có giá trị lịch sử, kiến trúc, văn hóa phải bảo tồn được Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.
+ Các công trình xây dựng khác theo chỉ đạo cụ thể của Ủy ban nhân dân thành phố.
(2) Ủy ban nhân dân thành phố phân cấp cho Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cấp giấy phép xây dựng các công trình thuộc phạm vi quản lý.
(3) Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị, bao gồm cả nhà ở riêng lẻ trong khu vực đã được Nhà nước công nhận bảo tồn thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các đối tượng quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
(4) Cơ quan có thẩm quyền hoặc được phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố trước khi cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình quy định tại Khoản 3, Điều 3, Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch thành phố Hải Phòng (ban hành kèm theo Quyết định số 1014/2011/QĐ-UBND ngày 04/7/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố), trong đó công trình có đặc thù về chiều cao là công hình, nhà ở riêng lẻ từ 09 tầng trở lên.
(5) Xác định thẩm quyền trong trường hợp đặc biệt:
- Trường hợp dự án đầu tư xây dựng gồm nhiều công trình có loại và cấp khác nhau thì thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng cho các công trình thuộc dự án được xác định theo công trình có cấp cao nhất.
- Trường hợp đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc cấp giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo làm thay đổi quy mô công trình thì thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng được xác định theo quy mô công trình mới.
- Trường hợp có mâu thuẫn giữa các tiêu chí để xác định thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng thì báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.
(6) Công trình do cơ quan nào cấp giấy phép xây dựng thì cơ quan đó điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp.
(7) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng không thu hồi giấy phép xây dựng đã cấp không đúng quy định thì Ủy ban nhân dân thành phố trực tiếp quyết định thu hồi giấy phép xây dựng.
Điều kiện được cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Phòng như thế nào? Mức lệ phí phải nộp là bao nhiêu?
Điều kiện cấp giấy phép xây dựng tại thành phố Hải Phòng như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Quy định ban hành kèm Quyết định 10/2017/QĐ-UBND về điều kiện cấp giấy phép xây dựng như sau:
- Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, được phân cấp cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 3 Quy định này phải tuân thủ các quy định về điều kiện cấp giấy phép xây dựng quy định tại Điều 91, Điều 92, Điều 93 và Điều 94, Luật Xây dựng năm 2014 và các quy định pháp luật hiện hành khác có liên quan.
- Xác định điều kiện cấp giấy phép xây dựng trong một số trường hợp cụ thể:
+ Công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
+ Dự án đầu tư xây dựng trong đô thị do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 5 ha (nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) mà không phải lập quy hoạch chi tiết theo quy định tại Khoản 4, Điều 14, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ thì công trình thuộc dự án phải phù hợp với Bản vẽ tổng mặt bằng xây dựng, phương án kiến trúc, giải pháp hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở được chấp thuận, thẩm định, phê duyệt theo quy định.
- Dự án đầu tư xây dựng trong khu chức năng đặc thù do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 5 ha (nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) mà không phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng theo quy định tại Khoản 5, Điều 10, Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ thì công trình thuộc dự án phải phù hợp với Bản vẽ tổng mặt bằng xây dựng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp hạ tầng kỹ thuật trong nội dung Thiết kế cơ sở được chấp thuận, thẩm định, phê duyệt theo quy định.
Lệ phí cấp giấy phép xây dựng tại thành phố Hải Phòng là bao nhiêu?
Căn cứ Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Nghị quyết 45/2018/NQ-HĐND quy định về đối tượng, mức nộp lệ phí cấp giấy phép xây dựng như sau:
- Đối tượng nộp lệ phí:
+ Đối tượng nộp lệ phí: Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.
+ Các trường hợp miễn lệ phí: Người có công với cách mạng được hưởng chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở; các đối tượng là hộ nghèo (có xác nhận của chính quyền địa phương) và người khuyết tật nặng (theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ) được hỗ trợ kinh phí để xây dựng nhà ở.
- Mức thu:
+ Cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ: 75.000 đồng/giấy phép.
+ Cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng khác: 150.000 đồng/giấy phép.
- Gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng: 15.000 đồng/lần.
- Tổ chức thu lệ phí:
+ Sở Xây dựng;
+ Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Quản lý lệ phí:
+ Tổ chức thu lệ phí nộp 100% số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thu lệ phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật.
+ Tổ chức thu lệ phí phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán; định kỳ báo cáo quyết toán thu, nộp, sử dụng lệ phí thu được; công khai tài chính theo quy dinh hiện hành của pháp luật./
Theo đó, Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện nội dung trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?