Điều kiện đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số năm 2023 được quy định như thế nào?
- Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số phải đáp ứng điều kiện nào?
- Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số phải đáp ứng điều kiện nào?
- Đề án xây dựng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số gồm những nội dung nào?
Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số phải đáp ứng điều kiện nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Điều kiện đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số
1. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đội ngũ giảng viên có trình độ đại học trở lên thuộc nhóm ngành ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam đồng thời có hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số phù hợp với chương trình dự kiến tổ chức đào tạo, bồi dưỡng;
b) Chương trình chi tiết và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng theo Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Cơ sở vật chất, thư viện, phòng học, phòng chức năng, phòng thực hành và các thiết bị khác đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số;
d) Có đề án tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
Theo đó, điều kiện đối với cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số phải đáp ứng các điều kiện theo quy định trên về:
- Đội ngũ giảng viên
- Chương trình chi tiết và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng
- Cơ sở vật chất, thư viện, phòng học, phòng chức năng, phòng thực hành và các thiết bị khác
Điều kiện đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số năm 2023 được quy định như thế nào?
Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số phải đáp ứng điều kiện nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Điều kiện đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số
....
2. Đối với trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đội ngũ giáo viên có trình độ cao đẳng trở lên; có chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số hoặc có hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số phù hợp với chương trình dự kiến bồi dưỡng;
b) Chương trình chi tiết và tài liệu bồi dưỡng được xây dựng theo Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được cơ quan có thẩm quyền ban hành;
c) Cơ sở vật chất, thiết bị, phòng học đáp ứng yêu cầu chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số;
d) Có đề án tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
Theo đó, điều kiện đối với trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên phải đáp ứng các điều kiện theo quy định trên về:
- Đội ngũ giáo viên
- Chương trình chi tiết và tài liệu bồi dưỡng
- Cơ sở vật chất, thiết bị, phòng học
- Có đề án tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
Đề án xây dựng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT quy định như sau
Thông báo việc đủ điều kiện tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
1. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên và trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có nhu cầu tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số xây dựng đề án. Đề án bao gồm các nội dung: Sự cần thiết, mục đích, yêu cầu của việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng; thuyết minh đầy đủ thông tin, minh chứng đáp ứng yêu cầu tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo Điều 3 của Quy định này; chỉ tiêu tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, hồ sơ tuyển sinh, ưu tiên trong tuyển sinh (nếu có); hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá.
Theo như quy định trên, đề án xây dựng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số xây dựng bao gồm những nội dung:
- Sự cần thiết, mục đích, yêu cầu của việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
- Thuyết minh đầy đủ thông tin, minh chứng đáp ứng yêu cầu tổ chức đào tạo, bồi dưỡng:
+ Đối với cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số phải đáp ứng các điều kiện theo quy định về:
++ Đội ngũ giảng viên
++ Chương trình chi tiết và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng
++ Cơ sở vật chất, thư viện, phòng học, phòng chức năng, phòng thực hành và các thiết bị khác
+ Đối với trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên phải đáp ứng các điều kiện theo quy định trên về:
++ Đội ngũ giáo viên
++ Chương trình chi tiết và tài liệu bồi dưỡng
++ Cơ sở vật chất, thiết bị, phòng học
++ Có đề án tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
- Chỉ tiêu tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, hồ sơ tuyển sinh, ưu tiên trong tuyển sinh (nếu có)
- Hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá.
Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?