Điều kiện để xem xét quyết định về vị trí di chuyển, thay đổi trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất từ ngày 01/7/2024 ra sao?
- Điều kiện để xem xét quyết định về vị trí di chuyển, thay đổi trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất từ ngày 01/7/2024 ra sao?
- Trường hợp nào phải di chuyển, thay đổi vị trí trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất?
- Hồ sơ di chuyển, thay đổi vị trí trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất gồm những gì?
- Quy trình tổ chức thực hiện di chuyển, thay đổi vị trí trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất được tổ chức như thế nào?
Điều kiện để xem xét quyết định về vị trí di chuyển, thay đổi trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất từ ngày 01/7/2024 ra sao?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 05/2024/TT-BTNMT quy định về điều kiện để xem xét quyết định về vị trí di chuyển, thay đổi trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất như sau:
- Vị trí thay thế không làm thay đổi đối tượng quan trắc; có tính tương đồng về điều kiện địa chất thủy văn; không làm thay đổi tính thống nhất của mạng lưới quan trắc.
- Vị trí thay thế đảm bảo tính ổn định, lâu dài về điều kiện đất đai.
Điều kiện để xem xét quyết định về vị trí di chuyển, thay đổi trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất từ ngày 01/7/2024 ra sao? (Hình ảnh Interet)
Trường hợp nào phải di chuyển, thay đổi vị trí trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 05/2024/TT-BTNMT quy định về các trường hợp phải di chuyển, thay đổi vị trí như sau:
Các trường hợp phải di chuyển, thay đổi vị trí
1. Có quyết định thu hồi đất phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong đó có thu hồi diện tích đất xây dựng trạm quan trắc.
2. Trạm quan trắc bị hư hỏng không thể khắc phục sửa chữa để đáp ứng mục đích quan trắc.
3. Do các tác động tự nhiên, hoạt động kinh tế - xã hội dẫn đến trạm quan trắc không còn đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ thiết kế.
Như vậy, các trường hợp phải di chuyển, thay đổi vị trí trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất bao gồm:
- Có quyết định thu hồi đất phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong đó có thu hồi diện tích đất xây dựng trạm quan trắc.
- Trạm quan trắc bị hư hỏng không thể khắc phục sửa chữa để đáp ứng mục đích quan trắc.
- Do các tác động tự nhiên, hoạt động kinh tế - xã hội dẫn đến trạm quan trắc không còn đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ thiết kế.
Hồ sơ di chuyển, thay đổi vị trí trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất gồm những gì?
Tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 05/2024/TT-BTNMT quy định về hồ sơ di chuyển, thay đổi vị trí và đưa vào vận hành như sau:
- Tờ trình của đơn vị được giao chủ trì thực hiện;
- Báo cáo hiện trạng trạm quan trắc cần di chuyển, thay đổi vị trí;
- Văn bản quyết định phê duyệt chủ trương di chuyển, thay đổi vị trí của cơ quan có thẩm quyền;
- Báo cáo kết quả khảo sát di chuyển, thay đổi vị trí;
- Hồ sơ thẩm định báo cáo, dự toán kinh phí, kế hoạch di chuyển, thay đổi vị trí trạm quan trắc;
- Hồ sơ trám lấp giếng không sử dụng đối với trường hợp di chuyển là giếng khoan;
- Báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm trong trường hợp di chuyển, thay thế công trình quan trắc;
- Hồ sơ hoàn công việc di chuyển, thay đổi các hạng mục công trình của trạm quan trắc;
- Văn bản chấp thuận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc cho phép sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013.
Quy trình tổ chức thực hiện di chuyển, thay đổi vị trí trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất được tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 05/2024/TT-BTNMT quy định tổ chức thực hiện di chuyển, thay đổi vị trí trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất như sau:
- Khảo sát, lập báo cáo kết quả khảo sát:
+ Thu thập, phân tích, xử lý thông tin: Điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội, quy hoạch tỉnh; đặc điểm khí tượng thủy văn, địa chất thủy văn, các yếu tố tác động đến tài nguyên nước dưới đất tại vị trí dự kiến xây dựng;
+ Khảo sát điều kiện xây dựng: khảo sát hiện trạng sử dụng đất, mặt bằng, điều kiện thi công; xin ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng đất để xây dựng; đo đạc chi tiết vị trí dự kiến xây dựng;
+ Lập báo cáo kết quả khảo sát.
- Lập báo cáo, dự toán kinh phí, kế hoạch di chuyển, thay đổi vị trí trạm quan trắc, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chuẩn bị mặt bằng; thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng đối với trường hợp có thu hồi đất để xây dựng trạm.
- Tổ chức thi công xây dựng.
- Thực hiện lắp đặt thiết bị quan trắc; vận hành thử nghiệm, thời gian không ít hơn ba (03) tháng liên tục; lập báo đánh giá kết quả quan trắc và vận hành thử nghiệm; kết nối, cập nhật thông tin, dữ liệu trạm quan trắc vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước. Đối với trường hợp giếng quan trắc không sử dụng thì phải thực hiện trám lấp theo quy định.
- Lập phương án đưa trạm vào vận hành, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Nghiệm thu công trình, thiết bị và tổ chức bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành.
- Lập hồ sơ quy định tại Điều 9 của Thông tư 05/2024/TT-BTNMT gửi cơ quan có thẩm quyền và đơn vị vận hành.
Như vậy, trên đây là quy trình tổ chức thực hiện di chuyển, thay đổi vị trí trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất.
Lưu ý: Thông tư 05/2024/TT-BTNMT có hiệu lực từ 01/7/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?