Điều khiển xe gắn máy vi phạm lỗi đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền? Không chấp hành hướng dẫn điều khiển giao thông sẽ bị xử phạt thế nào?
Phân biệt và sử dụng các vạch kẻ dọc đường như thế nào?
Căn cứ Phụ lục G ban hành kèm QCVN 41:2019/BGTVT quy định về vạch kẻ đường như sau:
Vạch kẻ đường theo Quy chuẩn 41:2019 được áp dụng hiện nay được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, dựa trên phương pháp kẻ, vạch kẻ dọc đường được quy định:
Vạch dọc đường:
- Nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều
+ Vạch 1.1: Vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đơn, đứt nét: Ý nghĩa sử dụng dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhau. Xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía.
+ Vạch 1.2: Vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đơn, nét liền. Ý nghĩa sử dụng dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
+ Vạch 1.3: Vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đôi, nét liền. Ý nghĩa sử dụng dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
+ Vạch 1.4: Vạch phân chia hai chiều xe chạy, dạng vạch đôi gồm một vạch nét liền, một vạch nét đứt. Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều. Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.
+ Vạch 1.5: Vạch xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy. Ý nghĩa sử dụng: dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian. Hướng xe chạy ở một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp.
+ Sử dụng vạch phân chia hai chiều xe chạy trong đường cong nằm hoặc đường cong đứng không đảm bảo tầm nhìn vượt xe an toàn. Để kẻ vạch tim đường cho các đoạn đường trong phạm vi đường cong nằm hoặc đường cong đứng có yêu cầu cấm vượt xe cần phải xác định được các vùng cấm vượt theo từng hướng xe chạy. Vùng cấm vượt theo một hướng xe chạy là vùng có chiều dài tầm nhìn thực tế nhỏ hơn chiều dài tầm nhìn vượt xe an toàn tối thiểu. Tùy theo yêu cầu cấm vượt mà bố trí loại vạch sơn dùng để phân cách hai chiều xe chạy cho phù hợp. Sử dụng vạch 1.3 cho vùng cấm vượt ở cả hai phía; sử dụng vạch 1.4 cho vùng cấm vượt ở một phía (lưu ý nét sơn liền trong vạch 1.4 được vẽ về phía có yêu cầu cấm vượt) và sử dụng vạch 1.1 cho vùng không có yêu cầu cấm vượt ở cả hai phía (xem minh họa về các loại vạch trên Hình G.6 và Hình G.7).
Như vậy, vạch dọc đường được quy định như trên.
Điều khiển xe gắn máy vi phạm lỗi đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền? Không chấp hành hướng dẫn điều khiển giao thông sẽ bị xử phạt thế nào? (Hình từ internet)
Vi phạm lỗi đè vạch dọc đường là gì?
- Lỗi đè vạch dọc đường là lỗi mà khi người điều khiển phương tiện giao thông để bánh xe đè lên, lấn lên các vạch kẻ đường không được phép cắt qua theo quy định.
- Trong đó vạch kẻ đường sẽ có nhiều loại khác nhau như nhóm vạch dọc đường, nhóm vạch cấm dừng xe trên đường, nhóm vạch ngang đường.
Xử phạt bao nhiêu tiền đối với lỗi đè vạch và lỗi không chấp hành hướng dẫn điều khiển giao thông?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Cụm từ "điểm d, điểm g, điểm i, điểm m khoản 3" này bị thay thế bởi điểm e khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về xử lý vi phạm xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm về lỗi đè vạch như sau:
"Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 2; điểm a, điểm d, điểm g, điểm i, điểm m khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5; điểm b khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm d khoản 8 Điều này;"
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Cụm từ "200.000 đồng đến 400.000 đồng" bị thay thế bởi điểm i khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP; cụm từ "điểm a, điểm b khoản 6; điểm a, điểm c khoản 7" bị thay thế bởi điểm a khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
"Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm l, điểm o, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm I khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 5; điểm a khoản 6; điểm a, điểm c, điểm d khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;"
Như vậy, lỗi đè vạch kẻ dọc đường và không chấp hành hướng dẫn điều khiển giao thông sẽ bị xử phạt hành chính như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?