Điểm sàn, điểm chuẩn là gì? Điểm sàn và điểm chuẩn ảnh hưởng thế nào đến kết quả trúng tuyển đại học?
Điểm sàn, điểm chuẩn là gì? Sự khác nhau giữa điểm chuẩn và điểm sàn?
- Điểm sàn là mức điểm xét tuyển tối thiểu để các trường nhận đơn xét tuyển của thí sinh thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT.
Thí sinh phải có điểm thi bằng hoặc cao hơn điểm sàn mới được xét tuyển NV1 và nộp hồ sơ xét tuyển NV2, NV3.
Điểm sàn sẽ giúp các trường định ra mức điểm xét tuyển bằng cách căn cứ vào chỉ tiêu tuyển và điểm thi của thí sinh.
Nhờ vào mức điểm sàn quy định, mức điểm xét tuyển không được thấp hơn mức điểm sàn, đồng nghĩa với việc điểm xét tuyển nguyện vọng sau sẽ không được thấp hơn điểm trúng tuyển nguyện vọng trước. Đa phần hầu hết các trường đại học, cao đẳng đều có mức điểm xét tuyển cao hơn mức điểm sàn.
- Điểm chuẩn là mức điểm trúng tuyển của từng trường, từng ngành
Thông thường, các trường sẽ công bố điểm chuẩn sau khi kết thúc đợt điều chính nguyện vọng.
Ví dụ: Trường đại học B nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển với mức điểm là từ 18 điểm trở lên, nhưng do số lượng thì sinh nộp vào trường B rất đông nên chỉ có những thí sinh đạt 19 điểm trở lên được xét trúng tuyển vì trường đã lấy đủ chỉ tiêu. Còn những thí sinh ở mức 19 điểm trở xuống sẽ bị trượt.
Như vậy, điểm sàn là điều kiện cần và điểm chuẩn là điều kiện đủ là một thí sinh có thể trúng tuyển vào một trường đại học. Điểm trúng tuyển không được thấp hơn điểm sàn.
Do đó: Điểm sàn sẽ mang tính chất tham khảo để đăng ký vào các ngành, các trường, Điểm chuẩn là điều kiện để trúng tuyển vào ngành học, trường học mà thí sinh đăng ký. Thí sinh có điểm xét tuyển cao hơn điểm sàn sẽ có cơ hội trúng tuyển nhiều hơn.
Điểm sàn, điểm chuẩn ảnh hưởng gì đến thí sinh?
Mức điểm chuẩn và thí sinh trúng tuyển sẽ được các trường lựa chọn và công bố dựa trên số lượng chỉ tiêu tuyển sinh của trường và điểm số của thí sinh đã đăng ký. Do đó, thí sinh cần phải nghiên cứu kỹ điểm sàn năm tuyển sinh và điểm chuẩn các năm trước để đăng ký nguyện vọng cho phù hợp.
Thí sinh cần có thể so sánh điểm chuẩn của ngành mình muốn xét tuyển với các năm kề trước với điểm thi thực tế của mình để xắp xếp điều chính nguyện vọng đăng ký cho phù hợp.
Điểm sàn, điểm chuẩn là gì? Điểm sàn, điểm chuẩn ảnh hưởng như thế nào đến kết quả trúng tuyển vào các trường đại học của thí sinh? (Hình từ internet)
Cách tính điểm xét tuyển đại học mới nhất năm 2022?
Công thức tính điểm xét tuyển đại học
Thông thường, đối với hầu hết các trường đại học, đối với các ngành không có môn chính hoặc không có môn nhân hệ số xét tuyển thì thường sẽ được áp dụng công thức sau:
Điểm xét tuyển đại học = điểm môn 1 + điểm môn 2 + điểm môn 3 + điểm ưu tiên (nếu có).
Ngoài ra, còn một số trường đại học có quy chế xét tuyển riêng sẽ áp dụng các công thức tính điểm riêng theo quy chế của trường. Ví dụ trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có một kỳ thi sát hạch đầu vào và do đó điểm xét tuyển trúng tuyển vào trường cũng sẽ khác.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế ban hành kèm Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT và Phụ lục I kèm theo Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về điểm ưu tiên khu vưc như sau:
"Điều 7. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh
1. Ưu tiên theo khu vực (theo Phụ lục I của Quy chế)
a) Mức điểm ưu tiên áp dụng cho khu vực 1 (KV1) là 0,75 điểm, khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) là 0,5 điểm, khu vực 2 (KV2) là 0,25 điểm; khu vực 3 (KV3) không được tính điểm ưu tiên;
b) Khu vực tuyển sinh của mỗi thí sinh được xác định theo địa điểm trường mà thí sinh đã học lâu nhất trong thời gian học cấp THPT (hoặc trung cấp); nếu thời gian học (dài nhất) tại các khu vực tương đương nhau thì xác định theo khu vực của trường mà thí sinh theo học sau cùng;
c) Các trường hợp sau đây được hưởng ưu tiên khu vực theo nơi thường trú:
- Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng các chế độ ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước theo quy định;
- Học sinh có nơi thường trú (trong thời gian học cấp THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại các xã khu vực III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Thủ tướng Chính phủ; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 (theo Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ); các thôn, xã đặc biệt khó khăn tại các địa bàn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ nếu học cấp THPT (hoặc trung cấp) tại địa điểm thuộc huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có ít nhất một trong các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn.
- Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân được cử đi dự tuyển, nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó hoặc theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ, tùy theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn; nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại các khu vực có mức ưu tiên khác nhau thì hưởng ưu tiên theo khu vực có thời gian đóng quân dài hơn; nếu dưới 18 tháng thì hưởng ưu tiên khu vực theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ;
d) Từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp."
Theo đó, mức điểm ưu tiên áp dụng cho khu vực 1 (KV1) là 0,75 điểm, khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) là 0,5 điểm, khu vực 2 (KV2) là 0,25.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Quy chế ban hành kèm Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT và Phụ lục II kèm theo Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về điểm ưu tiên đối tượng chính sách ưu tiên như sau:
"Điều 7. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh
...
2. Ưu tiên theo đối tượng chính sách (theo Phụ lục II của Quy chế)
a) Mức điểm ưu tiên áp dụng cho nhóm đối tượng ƯT1 (gồm các đối tượng 01 đến 04) là 2,0 điểm và cho nhóm đối tượng ƯT2 (gồm các đối tượng 05 đến 07) là 1,0 điểm;
b) Mức điểm ưu tiên cho những đối tượng chính sách khác (được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành) do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định;
c) Thí sinh thuộc nhiều diện đối tượng chính sách quy định tại các điểm a, b khoản này chỉ được tính một mức điểm ưu tiên cao nhất."
Theo đó, mức điểm ưu tiên áp dụng cho nhóm đối tượng ƯT1 (gồm các đối tượng 01 đến 04) là 2,0 điểm và cho nhóm đối tượng ƯT2 (gồm các đối tượng 05 đến 07) là 1,0 điểm.
Như vậy, trên đây là toàn bộ những lưu ý về điểm chuẩn, điểm sàn mà các thí sinh cần lưu ý để đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học cho phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?