Điểm mới trong lĩnh vực giám định tư pháp và thực hiện hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa theo Thông tư 01/2022/TT-BVHTTDL?
Bổ sung mẫu biên bản xem xét đối tượng giám định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 07/2014/TT-BVHTTDL về mẫu văn bản thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa như sau:
"Điều 4. Mẫu văn bản thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa
1. Quá trình thực hiện giám định tư pháp theo trưng cầu, yêu cầu trong lĩnh vực văn hóa phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 3 của Luật giám định tư pháp và được lập thành văn bản ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực toàn bộ quá trình và kết quả thực hiện giám định theo các mẫu văn bản quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu văn bản sau:
a) Mẫu biên bản giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định (Mẫu số 01);
b) Mẫu biên bản mở niêm phong (Mẫu số 02);
c) Mẫu văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định (Mẫu số 03);
d) Mẫu kết luận giám định (Mẫu số 04a và 04b);
đ) Mẫu biên bản bàn giao kết luận giám định (Mẫu số 05)."
Như vậy, các quy định mẫu biên bản, văn bản, kết luật được quy định như trên.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 01/2022/TT-BVHTTDL quy định như sau:
"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2014/TTBVHTTDL ngày 23 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao | và Du lịch quy định hồ sơ, các mẫu văn bản thực hiện giám định tư pháp; áp
dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa; điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định của văn phòng giám định tư pháp về di vật, cổ vật, quyền tác giả, quyền liên quan (sau đây viết tắt là Thông tư số 07/2014/TT-BVHTTDL)
1. Bổ sung điểm c khoản 2 Điều 4 như sau:
“e) Mẫu biên bản xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người trưng cầu, yêu cầu giám định (Mẫu số 06)”
..."
Như vậy, theo quy định trên thì mẫu biên bản xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người trưng cầu, yêu cầu giám định (Mẫu số 06) như sau:
Mẫu biên bản xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu trữ của người trưng cầu, yêu cầu như sau:
Như vậy, biên bản xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu trữ của người trưng cầu, yêu cầu được quy định như trên.
Điểm mới trong lĩnh vực giám định tư pháp và thực hiện hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa theo Thông tư 01/2022/TT-BVHTTDL?
Người trưng cầu giám định tư pháp có các quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật Giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020) về quyền, nghĩa vụ của người trưng cầu giám định tư pháp như sau:
Điều 21. Quyền, nghĩa vụ của người trưng cầu giám định tư pháp
1. Người trưng cầu giám định có quyền:
a) Trưng cầu cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này thực hiện giám định;
b) Yêu cầu cá nhân, tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trả kết luận giám định đúng nội dung và thời hạn đã yêu cầu;
c) Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định.
2. Người trưng cầu giám định có nghĩa vụ:
a) Xác định rõ nội dung, lĩnh vực hoặc chuyên ngành cần giám định trong vụ án, vụ việc đang giải quyết; lựa chọn cá nhân, tổ chức có năng lực, đủ điều kiện thực hiện giám định phù hợp với tính chất, nội dung cần giám định để ra quyết định trưng cầu giám định;
b) Ra quyết định trưng cầu giám định bằng văn bản;
c) Cung cấp kịp thời, đầy đủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, tài liệu, mẫu vật có liên quan đến đối tượng, nội dung cần giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp;
d) Tạm ứng, thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định tư pháp;
đ) Thực hiện hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để bảo vệ người giám định tư pháp hoặc người thân thích của người giám định tư pháp khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người giám định tư pháp hoặc người thân thích của người giám định tư pháp bị đe dọa do việc thực hiện giám định tư pháp, tham gia vụ án, vụ việc với tư cách là người giám định tư pháp.”
Như vậy, quyền, nghĩa vụ của người trưng cầu giám định tư pháp được quy định như trên.
Người yêu cầu giám định tư pháp có các quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020) quy định như sau:
Điều 22. Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp
“1. Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu trưng cầu giám định, phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.
2. Người yêu cầu giám định có quyền:
a) Yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung đã yêu cầu;
b) Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định;
c) Đề nghị Toà án triệu tập người giám định tư pháp đã thực hiện giám định tham gia phiên tòa để giải thích, trình bày về kết luận giám định;
d) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại; yêu cầu giám định bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.
3. Người yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ:
a) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của người giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu do mình cung cấp;
b) Nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.
4. Người yêu cầu giám định chỉ được thực hiện quyền tự yêu cầu giám định trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
Như vậy, quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?