Đề xuất thời gian có hiệu lực pháp lý của biên bản xác định mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật là bao lâu?
Đề xuất thời gian có hiệu lực pháp lý của biên bản xác định mức độ khuyết tật là bao lâu?
Căn cứ tại Điều 6 Dự thảo Thông tư quy định chi tiết về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng Giám định y khoa thực hiện đề xuất thời gian có hiệu lực pháp lý của biên bản xác định mức độ khuyết tật như sau:
- Đối với người khuyết tật từ đủ 06 tuổi trở lên: Thời gian có hiệu lực pháp lý của biên bản xác định mức độ khuyết tật là 05 (năm) năm kể từ ngày ban hành biên bản hoặc khi có dấu hiệu mức độ khuyết tật nhẹ đi hoặc nặng lên.
- Đối với người khuyết tật dưới 06 tuổi: Thời gian có hiệu lực pháp lý của biên bản xác định mức độ khuyết tật là 03 (ba) năm kể từ ngày ban hành biên bản hoặc khi có dấu hiệu mức độ khuyết tật nhẹ đi hoặc nặng lên.
Đề xuất thời gian có hiệu lực pháp lý của biên bản xác định mức độ khuyết tật là bao lâu? (Hình từ Internet)
Đề xuất quy định về trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định mức độ khuyết tật như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Dự thảo Thông tư quy định chi tiết về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng Giám định y khoa thực hiện đề xuất quy định về trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định mức độ khuyết tật như sau:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giám định y khoa lần đầu, giám định lại mức độ khuyết tật hoàn thiện hồ sơ đề nghị giám định gửi cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh các tài liệu sau:
+ Đơn đề nghị giám định xác định mức độ khuyết tật.
+ Giấy giới thiệu của Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND xã) nơi Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã đã thực hiện theo mẫu phụ lục 2 kèm Thông tư này.
+ Bản sao Biên bản họp của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.
+ Bản sao các giấy tờ khám bệnh, chữa bệnh, tật: Giấy ra viện, giấy phẫu thuật và các giấy tờ liên quan khác (nếu có).
+ Biên bản xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng Giám định y khoa lần gần nhất (nếu có).
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giám định y khoa phúc quyết hoàn thiện hồ sơ đề nghị giám định gửi cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp Trung ương các tài liệu sau:
+ Đơn đề nghị khám giám định y khoa phúc quyết.
+ Bản sao Biên bản Giám định y khoa của Hội đồng Giám định y khoa tỉnh đã khám giám định.
+ Bản sao các giấy tờ khám bệnh, chữa bệnh, tật: Giấy ra viện, giấy phẫu thuật và các giấy tờ liên quan khác (nếu có).
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giám định y khoa phúc quyết lần cuối hoàn thiện hồ sơ đề nghị giám định gửi cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa phúc quyết lần cuối các tài liệu sau:
+ Đơn đề nghị khám giám định y khoa phúc quyết lần cuối.
+ Bản sao Biên bản Giám định y khoa của Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương đã khám giám định.
+ Bản sao các giấy tờ khám bệnh, chữa bệnh, tật: Giấy ra viện, giấy phẫu thuật và các giấy tờ liên quan khác (nếu có).
Thành phần Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh bao gồm những ai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2023/TT-BYT quy định như sau:
Thành phần của Hội đồng giám định y khoa
1. Thành phần Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh:
a) Chủ tịch là Lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giám định y khoa (sau đây viết tắt là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh);
b) Hai Phó Chủ tịch: Một Phó Chủ tịch thường trực là Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh; một Phó Chủ tịch chuyên môn là Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh;
c) Các Ủy viên phải là giám định viên, trong đó Ủy viên thường trực là viên chức thuộc cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.
2. Thành phần Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương:
a) Chủ tịch là Lãnh đạo của bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế được Bộ trưởng Bộ Y tế giao nhiệm vụ;
b) Một Phó Chủ tịch là Lãnh đạo cơ quan thường trực quy định tại khoản 3 Điều 161 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sau đây viết tắt là Nghị định số 131/2021/NĐ-CP);
c) Các Ủy viên phải là giám định viên, trong đó Ủy viên thường trực là viên chức thuộc cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương.
3. Thành phần Hội đồng giám định y khoa phúc quyết lần cuối:
a) Chủ tịch là Lãnh đạo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh;
b) Một Phó Chủ tịch là Chủ tịch Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương hoặc Chủ tịch Hội đồng giám định y khoa các Bộ có thẩm quyền giám định y khoa phúc quyết;
c) Các Ủy viên là giám định viên, trong đó Ủy viên thường trực là viên chức thuộc cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương hoặc cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa các Bộ có thẩm quyền giám định y khoa phúc quyết.
a) Chủ tịch là Lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giám định y khoa (sau đây viết tắt là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh);
b) Hai Phó Chủ tịch: Một Phó Chủ tịch thường trực là Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh; một Phó Chủ tịch chuyên môn là Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh;
c) Các Ủy viên phải là giám định viên, trong đó Ủy viên thường trực là viên chức thuộc cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.
Như vậy theo quy định trên thành phần Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh gồm có:
- Chủ tịch là Lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giám định y khoa (gọi tắt là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh).
- Hai Phó Chủ tịch: Một Phó Chủ tịch thường trực là Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh; một Phó Chủ tịch chuyên môn là Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh.
- Các Ủy viên phải là giám định viên, trong đó Ủy viên thường trực là viên chức thuộc cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.
Xem toàn bộ Dự thảo Thông tư quy định chi tiết về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng Giám định y khoa thực hiện: tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?