Đề xuất giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế từ thành viên thứ hai của hộ gia đình là 80% mức đóng của người thứ nhất?
Quy định về mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế như thế nào?
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế được quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luât Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) như sau:
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 tối đa bằng 6% mức lương cơ sở, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 tối đa bằng 6% tiền trợ cấp thất nghiệp và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 tối đa bằng 6% tiền lương tháng đối với người hưởng lương, tối đa bằng 6% mức lương cơ sở đối với người hưởng sinh hoạt phí và do ngân sách nhà nước đóng;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do ngân sách nhà nước đóng;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm n khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng đóng;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 tối đa bằng 6% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do đối tượng đóng theo hộ gia đình.
Đề xuất giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế từ thành viên thứ hai của hộ gia đình là 80% mức đóng của người thứ nhất? (Hình ảnh từ Internet)
Mức giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế từ thành viên thứ hai trong gia đình là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 3 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luât Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014), mức đóng được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi, cụ thể:
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
...
3. Tất cả thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật này phải tham gia bảo hiểm y tế. Mức đóng được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi, cụ thể như sau:
a) Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở;
b) Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
c) Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Theo đó mức giảm trừ từ người thứ hai, thứ ba, thứ tư sẽ lần lượt bằng 70%, 60% và 50% mức đóng của người thứ nhất.
Thành viên thuộc hộ gia đình được giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế từ thành viên thứ hai là 80% mức đóng của người thứ nhất theo đề xuất mới?
Đề xuất tại khoản 3 Điều 14 Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế Tải, giảm trừ mức đóng từ thành viên thứ hai khi tham gia bảo hiểm y tế trong năm tài chính, cụ thể như sau:
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
...
3. Thành viên thuộc hộ gia đình quy định tại điểm a khoản 5 Điều 13 của Luật này được giảm trừ mức đóng từ thành viên thứ hai khi tham gia bảo hiểm y tế trong năm tài chính, cụ thể như sau:
a) Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở;
b) Từ người thứ hai trở đi đóng bằng 80% mức đóng của người thứ nhất;
Như vậy, Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế định hướng mức giảm trừ đóng bảo hiểm y tế bằng 80% mức đóng của người thứ nhất từ thành viên thứ hai khi tham gia bảo hiểm y tế trong năm tài chính đối với thành viên hộ gia đình. Đề xuất này áp dụng đối với thành viên tự đóng bảo hiểm y tế tham gia theo hình thức hộ gia đình, trừ trường hợp:
- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;
- Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
- Nhóm do ngân sách nhà nước đóng;
- Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Có được sử dụng xe gắn máy để đẩy xe khác không? Điều khiển xe gắn máy kéo theo xe khác bị phạt bao nhiêu tiền?
- Danh sách khối diễu binh tập kết tại Công viên Lê Văn Tám theo hướng 4? Lộ trình diễu binh theo hướng 4 ngày 30 4 thế nào?
- Lịch nghỉ lễ 30 tháng 4 và 1 tháng 5 của giáo viên cả nước ra sao? Ngày lễ 30 tháng 4 người lao động được nghỉ ít nhất mấy ngày?
- 10+ Ảnh đại diện chào mừng đại lễ 30 4 đẹp? Stt chào mừng đại lễ 30 4 đăng kèm ảnh đại diện hay, hài hước?
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là gì? Thứ tự sắp xếp của bảng tuần hoàn? Được mang bảng tuần hoàn vào phòng thi tốt nghiệp THPT không?