Đề xuất chính sách hỗ trợ đối với các tổ chức kinh tế hợp tác? Điều kiện, nội dung chính sách hỗ trợ là gì?

Cho tôi hỏi, tổ chức kinh tế hợp tác phải đáp ứng những điều kiện nào để được nhận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước? - Quang Huy (Hà Tĩnh)

Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với các tổ chức kinh tế hợp tác được đề xuất ra sao?

Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với các tổ chức kinh tế hợp tác được đề xuất tại Điều 111 Dự thảo 2 Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác như sau:

- Tôn trọng quy luật thị trường, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Bảo đảm công khai, minh bạch về nội dung, đối tượng, trình tự, thủ tục, nguồn lực, mức hỗ trợ và kết quả thực hiện.

- Các chính sách hỗ trợ các tổ chức kinh tế hợp tác được thống nhất triển khai theo Chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ, phát triển các tổ chức kinh tế hợp tác.

- Hoạt động hỗ trợ phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực của Nhà nước ở từng thời kỳ.

- Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với tổ chức kinh tế hợp tác không thấp hơn chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Trường hợp tổ chức kinh tế hợp tác đồng thời đáp ứng điều kiện của các mức hỗ trợ khác nhau trong cùng một nội dung hỗ trợ theo quy định của Dự thảo này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tổ chức kinh tế hợp tác chỉ được lựa chọn một mức hỗ trợ có lợi nhất.

- Nguồn lực ngoài Nhà nước do các tổ chức, cá nhân tài trợ được thực hiện theo quy định của tổ chức, cá nhân đó nhưng không được trái quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Đề xuất chính sách hỗ trợ đối với các tổ chức kinh tế hợp tác? Điều kiện, nội dung chính sách hỗ trợ? (Hình ảnh từ Internet)

Tổ chức kinh tế hợp tác để được nhận chính sách hỗ trợ cần có những điều kiện nào?

Tổ chức kinh tế hợp tác được nhận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước khi đáp ứng các tiêu chí đề xuất tại Điều 112 Dự thảo 2 Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác sau:

- Tuân thủ pháp luật, Điều lệ đối với tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân hoặc hợp đồng hợp tác đối với tổ hợp tác;

- Có báo cáo kiểm toán không quá 12 tháng thời điểm đề xuất hỗ trợ;

- Có giấy chứng nhận đăng ký tổ chức kinh tế hợp tác;

- Đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau: phát triển số lượng thành viên; doanh thu của giao dịch nội bộ tăng lên; trích lập quỹ chung không chia hoặc phát triển tài sản chung không chia; thường xuyên giáo dục đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, người lao động; tổ chức hoặc tham gia các hoạt động lợi ích cộng đồng dân cư.

Ưu tiên cho tổ chức kinh tế hợp tác có nhiều thành viên hơn; có nhiều thành viên là người khuyết tật hơn; có nhiều thành viên là đồng bào dân tộc thiểu số hơn; có phụ nữ làm quản lý, có nhiều thành viên là nữ hoặc sử dụng nhiều lao động nữ hơn; hoạt động thuộc địa bàn kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định của Nhà nước; có mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Nội dung chính sách hỗ trợ đối với các tổ chức kinh tế hợp tác là gì?

Nội dung chính sách hỗ trợ đối với các tổ chức kinh tế hợp tác được đề xuất tại Điều 114 Dự thảo 2 Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác, bao gồm;

(1) Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, thông tin, tư vấn:

- Giáo dục đào tạo chuyên sâu hoặc bồi dưỡng, cập nhật kiến thức quản lý, kỹ thuật, kế toán, kiểm toán cho cán bộ, lao động làm việc trong các tổ chức kinh tế hợp tác và cán bộ quản lý nhà nước và tư vấn viên trong lĩnh vực kinh tế tập thể;

- Xây dựng, triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng có cấp chứng chỉ về năng lực cho các đối tượng tham gia các hoạt động tư vấn, kiểm toán, quản lý, điều hành của các tổ chức kinh tế hợp tác;

- Hỗ trợ lương, thưởng và phúc lợi cho người lao động có chất lượng cao làm việc tại các tổ chức kinh tế hợp tác.

- Xây dựng và triển khai các chương trình truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức trực tiếp để nâng cao nhận thức, kiến thức quản trị và sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế hợp tác.

- Người dân, các tổ chức kinh tế hợp tác được hỗ trợ thông tin, tư vấn về thủ tục thành lập mới, chuyển đổi từ tổ hợp tác sang hợp tác xã.

- Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, liên đoàn hợp tác xã, liên minh hợp tác xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xây dựng mạng lưới tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn cho các tổ chức kinh tế hợp tác.

(2) Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số:

- Hỗ trợ tổ chức kinh tế hợp tác đổi mới sáng tạo, xây dựng các mô hình kinh tế tuần hoàn, nghiên cứu, thay đổi công nghệ, tiếp nhận, cải tiến, hoàn thiện, làm chủ công nghệ thông qua các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, tìm kiếm, giải mã, chuyển giao công nghệ; xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ;

- Hỗ trợ các tổ chức kinh tế hợp tác chuyển đổi số trong sản xuất, quản trị sản xuất và lưu thông sản phẩm thông qua xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, cung cấp thiết bị đầu cuối và các phần mềm, ứng dụng dùng chung.

- Hỗ trợ xây dựng trang thông tin điện tử cho tổ chức kinh tế hợp tác và kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về tổ chức kinh tế hợp tác.

(3) Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, đầu tư:

- Hỗ trợ các tổ chức kinh tế hợp tác xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa; hỗ trợ tham gia các triển lãm trong và ngoài nước; tổ chức các hội chợ, triển lãm dành riêng cho các tổ chức kinh tế hợp tác; xây dựng, triển khai cổng thông tin điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử hoặc hỗ trợ chi phí tham gia các sàn giao dịch điện tử có sẵn.

- Các tổ chức kinh tế hợp tác được ưu tiên, hỗ trợ tham gia các hoạt động xúc tiến đầu tư của các bộ, ngành, địa phương khi có nhu cầu phù hợp.

(4) Hỗ trợ tín dụng, bảo hiểm:

- Các tổ chức kinh tế hợp tác được vay vốn từ các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác với lãi suất ưu đãi. Ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương) cấp bù chênh lệch lãi suất có thời hạn thông qua các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác.

- Các tổ chức kinh tế hợp tác được hỗ trợ cho vay ưu đãi, vay không cần tài sản bảo đảm từ Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã và các tổ chức tín dụng theo quy định.

- Hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp cho các tổ chức kinh tế hợp tác.

(5) Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất:

- Tổ chức kinh tế hợp tác được Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét cho thuê mặt bằng, quỹ đất công ích với giá ưu đãi để xây dựng các công trình: trụ sở, nhà kho, cửa hàng mua bán, trưng bày, giới thiệu sản phẩm.

- Tổ chức kinh tế hợp tác thuê, thuê lại đất, mặt nước của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức thì được Nhà nước hỗ trợ tiền thuê đất, thuê mặt nước 05 năm đầu tiên kể từ khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động. Tiền thuê đất, thuê mặt nước được xác định theo giá do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định, tính tại thời điểm tổ chức kinh tế hợp tác ký hợp đồng thuê.

- Tổ chức kinh tế hợp tác nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất, hoặc thuê quyền sử dụng đất, mặt nước của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức để hình thành vùng nguyên liệu sản xuất, chế biến nông sản được Nhà nước hỗ trợ chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng vùng nguyên liệu.

- Tổ chức kinh tế hợp tác được Nhà nước tạo điều kiện bảo đảm về quỹ đất trong chu kỳ thực hiện dự án, trừ trường hợp phải thu hồi hoặc các trường hợp phải điều chỉnh kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất theo quy định tại Luật Đất đai.

(6) Ưu đãi thuế, phí và lệ phí:

- Các tổ chức kinh tế hợp tác được hưởng mức ưu đãi thuế, phí và lệ phí cao nhất so với các đối tượng khác.

- Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thặng dư từ giao dịch bên trong của tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân.

- Miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu đối với tổ chức kinh tế hợp tác, thành viên chính thức của tổ chức kinh tế hợp tác khi tham gia liên kết với cá nhân, pháp nhân khác hình thành các chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn vì mục tiêu phát triển bền vững.

- Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

(7) Hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng, trang thiết bị:

Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trang thiết bị cho các tổ chức kinh tế hợp tác bao gồm: trụ sở, sân phơi, nhà kho, xưởng sơ chế, chế biến, điện, nước sinh hoạt, chợ, công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản, cửa hàng vật tư nông nghiệp, trung tâm giới thiệu sản phẩm; giao thông nội đồng phục vụ sản xuất, kinh doanh cho cộng đồng thành viên; hạng mục xử lý chất thải; nhà ở cho thành viên là cá nhân và người lao động.

(8) Hỗ trợ về kiểm toán:

- Nhà nước có chính sách hỗ trợ chi phí kiểm toán cho các đối tượng phải kiểm toán theo quy định Điều 96 Luật này. Thời gian hỗ trợ cho mỗi tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân không quá 05 năm.

- Nhà nước có chính sách hỗ trợ Liên minh hợp tác xã, Liên đoàn hợp tác xã về chi phí tư vấn, hỗ trợ xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ cho các tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Thời gian hỗ trợ cho Liên minh hợp tác xã, Liên đoàn hợp tác xã không quá 05 năm.

Tổ chức kinh tế hợp tác
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Đề xuất chính sách hỗ trợ đối với các tổ chức kinh tế hợp tác? Điều kiện, nội dung chính sách hỗ trợ?
Đề xuất chính sách hỗ trợ đối với các tổ chức kinh tế hợp tác? Điều kiện, nội dung chính sách hỗ trợ là gì?
Tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện?
Tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện theo đề xuất mới không?
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký và công bố nội dung đăng ký tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân?
Đề xuất thông báo thay đổi nội dung đăng ký và công bố nội dung đăng ký tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân như thế nào?
Góp vốn thành lập và giấy chứng nhận vốn góp? Chuyển nhượng vốn góp của tổ chức kinh tế hợp tác?
Đề xuất góp vốn thành lập và giấy chứng nhận vốn góp của tổ chức kinh tế hợp tác được thực hiện như thế nào?
Đề xuất quy tắc đặt tên cho các tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân? Những điều cấm trong đặt tên?
Đề xuất quy tắc đặt tên cho các tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân? Những điều cấm trong đặt tên là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ chức kinh tế hợp tác
1,420 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổ chức kinh tế hợp tác

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổ chức kinh tế hợp tác

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào