Đề xuất bãi bỏ toàn bộ 16 văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ trong thời gian tới là những văn bản nào?

Xin hỏi, đề xuất bãi bỏ toàn bộ 16 văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ sắp tới là những văn bản nào? anh Đình Quyết - Hòa Bình

Bộ Tư pháp đang dự thảo Nghị định bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.

TẢI VỀ Dự thảo Nghị định

Bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật là gì?

Tại Điều 12 Luật Ban hành văn bản văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật

- Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền.

+ Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản khác phải xác định rõ tên văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.

- Văn bản bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo, niêm yết theo quy định.

Đề xuất

Đề xuất bãi bỏ toàn bộ 16 văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ trong thời gian tới là những văn bản nào? (Hình internet)

Đề xuất bãi bỏ toàn bộ 16 văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ sắp tới là những chính sách nào?

Căn cứ tại Điều 1 Dự thảo Nghị định có nội dung như sau:

Bãi bỏ toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật
1. Nghị định số 159/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ về cung ứng và sử dụng séc.
2. Nghị định số 42/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định cấp bậc hàm của sĩ quan, hạ sĩ quan trong lực lượng Công an nhân dân.
3. Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
4. Nghị định số 53/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về địa bàn ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị hành chính mới thành lập do Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính.
5. Nghị định số 101/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 08/2011/QH13 của Quốc hội về ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân.
6. Nghị định số 60/2012/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 29/2012/QH13 ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân.
7. Nghị định số 204/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết của Quốc hội về một số giải pháp thực hiện ngân sách nhà nước năm 2013, 2014.
8. Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất.
9. Nghị định số 109/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.
10. Nghị định số 114/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 116/2020/QH14 của Quốc hội về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác.
11. Nghị định số 44/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19.
12. Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021.
13. Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19.
14. Nghị định số 104/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.
15. Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
16. Nghị định số 183/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

Như vậy, tại Dự thảo đã đề xuất bãi bỏ toàn bộ 16 văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ nêu trên.

Đề xuất bãi bỏ một phần của 04 văn bản quy phạm pháp luật nào?

Căn cứ tại Điều 2 Dự thảo Nghị định có nội dung sau:

Bãi bỏ một phần văn bản quy phạm pháp luật
Bãi bỏ một phần các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:
1. Bãi bỏ Điều 23, khoản 1 Điều 24, điểm c, d khoản 2 Điều 24, Điều 25 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi.
2. Bãi bỏ Điều 12 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
3. Bãi bỏ Điều 10 Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Bãi bỏ khoản 2 Điều 22 Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật

Như vậy, Dự thảo đã đề xuất bãi bỏ một phần quy định của 04 văn bản quy phạm pháp luật nêu trên.

Văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hành vi bị cấm trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật?
Pháp luật
Cho phép viên chức được hành nghề luật sư theo nghiên cứu tại Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025 ra sao?
Pháp luật
Thời điểm có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào?
Pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật được xử lý bằng hình thức nào? Thời hạn xử lý ra sao?
Pháp luật
Hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật như thế nào? Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Pháp luật
Phản biện xã hội dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện khi nào? Nội dung Tờ trình dự thảo văn bản?
Pháp luật
Hình thức lấy ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tổng hợp các loại văn bản quy phạm pháp luật theo quy định mới? Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Pháp luật
Chủ tịch tỉnh không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật đúng không? Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định để làm gì?
Pháp luật
Căn cứ thực hiện tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào? Yêu cầu về ngôn ngữ được sử dụng là gì?
Pháp luật
Căn cứ pháp lý để xác định văn bản trái pháp luật là gì theo Nghị định 79? Văn bản trái pháp luật thuộc đối tượng xử lý là văn bản nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Văn bản quy phạm pháp luật
1,234 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào