Để trở thành trưởng phòng an ninh hàng không cần phải đáp ứng những điều kiện như thế nào theo quy định hiện nay?
- Để trở thành trưởng phòng an ninh hàng không phải đáp ứng trình độ đào tạo như thế nào?
- Để trở thành trưởng phòng an ninh hàng không còn có những điều kiện nào khác?
- Yêu cầu về khung năng lực của trưởng phòng an ninh hàng không ra sao?
- Trưởng phòng an ninh hàng không phải làm những công việc như thế nào?
Để trở thành trưởng phòng an ninh hàng không phải đáp ứng trình độ đào tạo như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1.1 Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 777/QĐ-CHK năm 2023 quy định trình độ đào tạo như sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên một trong các ngành, chuyên ngành: Quân sự, an ninh, quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội, pháp luật, luật, quản lý nhà nước, khoa học chính trị; hoặc có bằng đại học trở lên và có bằng quản lý chuyên ngành ANHK của ICAO.
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị hoặc giấy xác nhận tương đương trình độ trung cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền trở lên.
Để trở thành trưởng phòng an ninh hàng không cần phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?
Để trở thành trưởng phòng an ninh hàng không còn có những điều kiện nào khác?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1.1 Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 777/QĐ-CHK năm 2023 quy định điều kiện khác để trở thành trưởng phòng an ninh hàng không như sau:
- Có trình độ quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương trở lên.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương (sau khi được bổ nhiệm).
- Có kỹ năng sử dụng trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ phù hợp với tiêu chuẩn, chức danh bổ nhiệm Trưởng phòng
Yêu cầu về khung năng lực của trưởng phòng an ninh hàng không ra sao?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1.1 Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 777/QĐ-CHK năm 2023 quy định yêu cầu về khung năng lực của trưởng phòng an ninh hàng không như sau:
- Năng lực chung:
Tự nhận trách nhiệm với công việc được giao, chuẩn mực trong thực hiện; linh hoạt trong tổ chức thực hiện công việc nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng đã thống nhất; nắm vững các quy định và vai trò, tác động của hệ thống văn bản của Đảng, văn bản pháp quy và văn bản hành chính của cơ quan có thẩm quyền;
Thúc đẩy giao tiếp hai chiều; thiết lập được mạng lưới quan hệ tốt trong nội bộ; hiểu biết cơ bản về máy tính và sử dụng một số phần mềm nâng cao; trao đổi, trình bày thông tin ngắn gọn bằng một ngôn ngữ nước ngoài.
- Năng lực chuyên môn: Theo yêu cầu năng lực của vị trí việc làm nghiệp vụ đảm nhiệm.
- Năng lực quản lý: Xây dựng mục tiêu, kế hoạch công việc của Phòng; chủ động chuẩn bị và thực hiện tiến trình thay đổi của nhóm/bộ phận; ra quyết định thể hiện được các nguyên tắc, yêu cầu của cơ quan.; quản lý, phát huy được nguồn lực của phòng; hỗ trợ việc phát triển, hoàn thiện bản thân.
Trưởng phòng an ninh hàng không phải làm những công việc như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1.1 Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 777/QĐ-CHK năm 2023 quy định các công việc của trưởng phòng an ninh hàng không như sau:
- Chủ trì xây dựng nội dung, kế hoạch công tác năm, 6 tháng, quý, tháng của Phòng theo quy định của cơ quan; phân công công việc cho công chức; cấp phó giúp việc quản lý; chỉ đạo hướng dẫn xây dựng và phê duyệt kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của công chức.
- Kiểm tra, đôn đốc, điều phối công chức thực hiện chương trình kế hoạch công tác; theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác của từng công chức; chủ trì hoặc phối hợp với các Phòng và đơn vị liên quan thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Phòng; xử lý các công việc đột xuất (trong phạm vi được giao) và xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên trực tiếp đối với những việc vượt quá phạm vi chức trách.
- Chịu trách nhiệm hỗ trợ, theo dõi và đánh giá công chức theo phân cấp; theo dõi diễn biến nhân sự, nhu cầu nhân sự của Phòng; nghiên cứu, tìm hiểu và dự kiến nhân sự thay thế, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại…; báo cáo cấp trên trực tiếp để xin ý kiến; tổ chức thực hiện các quy định, chế độ, chính sách, quy chế làm việc, bảo mật, đạo đức công vụ; xây dựng môi trường làm việc văn hoá chính trị.
- Quản lý, điều hành mọi hoạt động của Phòng; xử lý và tổ chức quản lý văn bản đến; ký trình Lãnh đạo về các văn bản do Phòng dự thảo; định kỳ (hoặc đột xuất) báo cáo tình hình hoạt động của Phòng với cấp trên trực tiếp; chỉ đạo xây dựng báo cáo và tổng kết công tác năm, 6 tháng, quý, tháng, tuần theo quy định; đại diện cho Phòng về mối quan hệ công tác; bàn giao công việc cho một cấp phó phụ trách khi vắng mặt theo quy chế làm việc.
- Chịu trách nhiệm về công tác tham mưu, tổ chức quản lý tài sản theo uỷ quyền và theo quy định.
- Tham dự họp cơ quan và các cuộc họp theo quy chế làm việc của cơ quan.; chủ trì họp giao ban, triển khai nhiệm vụ của Phòng; tham dự các cuộc họp, hội nghị theo phân công của Lãnh đạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?