Để trở thành chuyên viên chính về giám sát an ninh hàng không phải đáp ứng điều kiện như thế nào?
- Chuyên viên chính về giám sát an ninh hàng không phải có yêu cầu về trình độ đào tạo như thế nào?
- Chuyên viên chính về giám sát an ninh hàng không phải có yêu cầu khác nào?
- Chuyên viên chính về giám sát an ninh hàng không phải có yêu cầu về khung năng lực như thế nào?
- Chuyên viên chính về giám sát an ninh hàng không phải làm những công việc nào?
Chuyên viên chính về giám sát an ninh hàng không phải có yêu cầu về trình độ đào tạo như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2.2 tiểu mục 2 Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 777/QĐ-CHK năm 2023 quy định chuyên viên chính về giám sát an ninh hàng không phải có yêu cầu về trình độ đào tạo như sau:
Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên một trong các ngành, chuyên ngành: Quân sự, an ninh, quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội, pháp luật, luật, quản lý nhà nước, khoa học chính trị; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có bằng Quản lý chuyên ngành ANHK của ICAO hoặc chứng chỉ Thanh tra/Kiểm toán ANHK của ICAO/IATA.
Để trở thành chuyên viên chính về giám sát an ninh hàng không phải đáp ứng điều kiện như thế nào?
Chuyên viên chính về giám sát an ninh hàng không phải có yêu cầu khác nào?
Căn cứ theo khoản 2.2 tiểu mục 2 Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 777/QĐ-CHK năm 2023 quy định chuyên viên chính về giám sát an ninh hàng không phải có yêu cầu khác như sau:
- Đảm bảo các yêu cầu, điều kiện của ngạch chuyên viên chính theo quy định.
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
- Có kỹ năng sử dụng được ngoại ngữ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
Chuyên viên chính về giám sát an ninh hàng không phải có yêu cầu về khung năng lực như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2.2 tiểu mục 2 Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 777/QĐ-CHK năm 2023 quy định khung năng lực của chuyên viên chính về giám sát an ninh hàng không như sau:
- Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về chuyên ngành thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan.
- Có chuyên môn, nghiệp vụ cao trong ngành, lĩnh vực công tác; có hiểu biết về vị trí, vai trò của chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành giao thông vận tải.
- Có kinh nghiệm tham mưu xử lý các vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ.
- Có năng lực chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng, đề xuất: Các quy định, quy chế, quy trình quản lý nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực; đề án, dự án, đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chương trình, quy hoạch, kế hoạch thuộc chuyên môn, nghiệp vụ hoặc lĩnh vực hoạt động về chuyên ngành giao thông vận tải; có năng lực tổng hợp, nhận diện, phát hiện các vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành giao thông vận tải;
- Có khả năng đề xuất giải pháp về chuyên môn, nghiệp vụ để đảm bảo chất lượng, tiến độ công việc; có kỹ năng giao tiếp và các mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành giao thông vận tải; có khả năng giúp đỡ, hỗ trợ, bồi dưỡng những công chức có chuyên môn, nghiệp vụ thấp hơn.
- Có đạo đức, bản lĩnh và trách nhiệm với công việc và cơ quan. công tác.
Chuyên viên chính về giám sát an ninh hàng không phải làm những công việc nào?
Căn cứ theo khoản 2.2 tiểu mục 2 Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 777/QĐ-CHK năm 2023 quy định chuyên viên chính về giám sát an ninh hàng không phải làm những công việc như sau:
- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng, đề xuất: Các văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, dự án, kế hoạch, chương trình nghiên cứu khoa học về giám sát an ninh hàng không theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan.
- Chủ trì hoặc tham gia tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát: Các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành về giám sát an ninh hàng không; tổng hợp chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, thể chế, chính sách về giám sát an ninh hàng không.
- Là đầu mối quan hệ, hợp tác quốc tế về an ninh hàng không của Việt Nam với ICAO, các tổ chức quốc tế liên quan, các quốc gia.
- Xây dựng, thực hiện chương trình ANHK và kiểm soát chất lượng ANHK quốc gia, Chương trình đào tạo, huấn luyện ANHK quốc gia.
- Phê duyệt, chấp thuận và giám sát thực hiện chương trình an ninh, quy chế an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu, cơ sở sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay, cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay.
- Kiểm soát chất lượng về an ninh hàng không đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng.
- Chỉ đạo, kiểm tra bảo đảm an ninh chuyên cơ, ưu tiên.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị tổng hợp, đánh giá rủi ro ANHK; tăng cường cấp độ ANHK.
- Tổ chức thực hiện, giám sát công tác cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không, thẻ giám sát viên an ninh hàng không.
- Quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu ANHK.
- Tham gia thẩm định, đánh giá về việc áp dụng các tiêu chuẩn và yêu cầu an ninh hàng không trong việc thiết kế xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng HKDD.
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?