Đề thi giữa học kì 1 lớp 12 môn Sử trắc nghiệm có đáp án năm học 2024 2025? Trắc nghiệm sử 12 giữa kì 1 kèm đáp án?
Đề thi giữa học kì 1 lớp 12 môn Sử trắc nghiệm có đáp án năm học 2024 2025? Trắc nghiệm sử 12 giữa kì 1 kèm đáp án?
Xem thêm: Con số 13532385396179 có ý nghĩa gì? Con số 13532385396179 có gì đặc biệt?
Đề thi giữa học kì 1 lớp 12 môn Sử trắc nghiệm có đáp án năm học 2024 2025 (Trắc nghiệm sử 12 giữa kì 1 kèm đáp án) như sau:
Đề thi giữa học kì 1 lớp 12 môn Sử trắc nghiệm có đáp án năm học 2024 2025 (Trắc nghiệm sử 12 giữa kì 1 kèm đáp án) TẢI VỀ NGUỒN TRƯỜNG THPT YÊN LẠC Thông tin mang tính chất tham khảo. |
Đề thi giữa học kì 1 lớp 12 môn Sử trắc nghiệm có đáp án năm học 2024 2025? Trắc nghiệm sử 12 giữa kì 1 kèm đáp án? (Hình từ Internet)
Đặc điểm môn Lịch sử của Chương trình giáo dục phổ thông là gì?
Căn cứ theo Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về môn Lịch sử của Chương trình giáo dục phổ thông nêu rõ đặc điểm môn Lịch sử của Chương trình giáo dục phổ thông như sau:
Lịch sử là môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội, được lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học phổ thông.
Môn Lịch sử có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực lịch sử, thành phần của năng lực khoa học đồng thời góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được xác định trong Chương trình tổng thể. Môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, giúp học sinh nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái; góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại.
Môn Lịch sử hình thành, phát triển cho học sinh tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại.
Môn Lịch sử giúp học sinh nhận thức được giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của sử học trong đời sống xã hội hiện đại, hiểu biết và có tình yêu đối với lịch sử, văn hoá dân tộc và nhân loại; góp phần định hướng cho học sinh lựa chọn những nghề nghiệp như: nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, ngoại giao, quản lí, hoạt động du lịch, công nghiệp văn hoá, thông tin truyền thông,...
Chương trình môn Lịch sử hệ thống hoá, củng cố kiến thức thông sử ở giai đoạn giáo dục cơ bản, đồng thời giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các kiến thức lịch sử cốt lõi thông qua các chủ đề, chuyên đề học tập về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam. Phương pháp dạy học môn Lịch sử được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của sử học và phương pháp giáo dục hiện đại.
Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù môn Lịch sử của Chương trình giáo dục phổ thông là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục IV Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT môn Lịch sử của Chương trình giáo dục phổ thông quy định yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù như sau:
Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử trên nền tảng kiến thức cơ bản và nâng cao về lịch sử thế giới, khu vực và Việt Nam thông qua hệ thống chủ đề, chuyên đề về lịch sử chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, văn minh. Năng lực lịch sử có các thành phần là: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Các biểu hiện cụ thể của năng lực lịch sử được trình bày trong bảng sau:
Thành phần năng lực | Biểu hiện |
TÌM HIỂU LỊCH SỬ | - Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử; hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập. - Tái hiện và trình bày được dưới hình thức nói hoặc viết diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể. |
NHẬN THỨC VÀ TƯ DUY LỊCH SỬ | - Giải thích được nguồn gốc, sự vận động của các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra được quá trình phát triển của lịch sử theo lịch đại và đồng đại; so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các sự kiện lịch sử, lí giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử. - Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử; biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử. |
VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC | Rút ra được bài học lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; trên nền tảng đó, có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ đối với người tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo Nghị định 141?
- Khẩu hiệu ngày đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024? Khẩu hiệu tuyên truyền ngày đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11 2024 thế nào?
- Nhà chung cư bị cháy có bắt buộc phải phá dỡ hay không? Yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy đối với nhà chung cư là gì?
- Kế hoạch tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024? Kế hoạch tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Kịch bản Đại hội Đảng bộ các cấp 2024 2025? Kịch bản phiên trù bị Đại hội đại biểu Đảng bộ nhiệm kỳ mới chi tiết?