Để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, doanh nghiệp có được sử dụng hình ảnh của người có sức ảnh hưởng không?

Cho tôi hỏi, doanh nghiệp có được sử dụng hình ảnh của người có sức ảnh hưởng để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm? - Anh Long (Long An)

Các hành vi bị cấm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là gì?

Quy định tại Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, các hành vi bị cấm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm:

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung sau đây:

+ Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp;

+ Uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;

+ Nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần trở lên hoặc có hành vi khác gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng.

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ép buộc người tiêu dùng thông qua việc thực hiện một trong các hành vi sau đây:

+ Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của người tiêu dùng;

+ Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để ép buộc giao dịch.

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, đề nghị giao dịch trực tiếp với đối tượng là người không có năng lực hành vi dân sự hoặc người mất năng lực hành vi dân sự.

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ yêu cầu người tiêu dùng thanh toán hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp mà không có thỏa thuận trước với người tiêu dùng.

- Người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng.

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.

Để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, doanh nghiệp có được sử dụng hình ảnh của người có sức ảnh hưởng? (Hình ảnh từ Internet)

Doanh nghiệp có được sử dụng hình ảnh của người có sức ảnh hưởng để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm không?

Theo đề xuất tại khoản 1 Điều 10 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) về các hành vi bị cấm sau đây:

Các hành vi bị cấm
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh:
...
h) Sử dụng hoặc lợi dụng hình ảnh, lời khuyên, khuyến nghị của người có ảnh hưởng nhằm xúc tiến thương mại hoặc khuyến khích người tiêu dùng mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, mà không thông báo trước cho người tiêu dùng đây là các nội dung được tài trợ;
i) Ngăn cản người tiêu dùng được kiểm tra về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
k) Yêu cầu người tiêu dùng phải mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác như là điều kiện bắt buộc để giao kết hợp đồng với người tiêu dùng trái với ý muốn của người tiêu dùng;
l) Quy định các điều khoản không có hiệu lực tại Điều 24 của Luật này trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;
m) Thu thập, lưu trữ, sử dụng, chỉnh sửa, cập nhật, hủy bỏ thông tin của người tiêu dùng trái quy định của pháp luật.
...

Như vậy, doanh nghiệp sử dụng hình ảnh của người có sức ảnh hưởng để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm mà không thông báo trước cho người tiêu dùng đây là hành vi bị cấm theo đề xuất trên.

Trường hợp doanh nghiệp có thông báo trước cho người tiêu dùng thì được sử dụng hình ảnh của người có sức ảnh hưởng nhằm mục đích xúc tiến thương mại, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm.

Quy định về xử lý vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như thế nào?

Căn cứ Điều 11 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 về xử lý vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cụ thể:

- Cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Người tiêu dùng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc bảo vệ thông tin của người tiêu dùng được quy định như thế nào tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023?
Pháp luật
Trường hợp nào tổ chức, cá nhân kinh doanh sử dụng thông tin của người tiêu dùng mà không cần có sự đồng ý của người tiêu dùng?
Pháp luật
Từ ngày 01/7/2024, khi giao dịch với người tiêu dùng dễ bị tổn thương thì tổ chức, cá nhân kinh doanh phải có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Trường hợp nào được thu thập thông tin người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử mà không cần cho phép?
Pháp luật
Tổ chức thực hiện hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam theo quy định mới nhất ra sao?
Pháp luật
Để được gọi là nền tảng số lớn phải có bao nhiêu tài khoản người sử dụng hoạt động hằng năm tại Việt Nam trở lên?
Pháp luật
Chính thức có Nghị định 55/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ra sao?
Pháp luật
Khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng giao kết từ xa người tiêu dùng có phải trả chi phí liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng không?
Pháp luật
Doanh nghiệp dịch vụ có trách nhiệm phải làm gì trước khi thu thập thông tin của người tiêu dùng?
Pháp luật
Hướng dẫn sử dụng sản phẩm cho người tiêu dùng phải có những nội dung tiêu chuẩn gì? Bố trí và trình bày như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người tiêu dùng
1,079 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người tiêu dùng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào