Đầu tư 75.378 tỷ đồng xây dựng 76,34 km tuyến đường Vành đai 3 TP HCM, kết nối TP HCM với tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Long An?
Mục tiêu của dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 57/2022/QH15 quy định về mục tiêu của dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh theo đó:
Đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Long An và các địa phương khác trong vùng, phát huy hiệu quả đầu tư đối với các dự án đã và đang được đầu tư, tạo không gian phát triển mới, khai thác tiềm năng sử dụng đất, xây dựng hệ thống đô thị bền vững, hiện đại; góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Phạm vi, quy mô, hình thức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 2 Nghị quyết 57/2022/QH15 quy định về phạm vi, quy mô, hình thức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Phạm vi, quy mô, hình thức đầu tư:
Đầu tư khoảng 76,34 km, chia thành 08 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công; quy mô đầu tư của từng dự án thành phần được xác định tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.
Công nghệ:
Dự án áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại, bảo đảm yêu cầu an toàn, đồng bộ, chất lượng và hiệu quả. Khuyến khích ứng dụng công nghệ cao trong tổ chức thi công, thích ứng với biến đổi khí hậu. Thực hiện hình thức thu phí tự động không dừng trong khai thác, vận hành.
Nhu cầu sử dụng đất và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:
Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của Dự án khoảng 642,7 ha, trong đó: đất trồng lúa khoảng 70,24 ha, đất nông nghiệp khác khoảng 103,52 ha, đất rừng sản xuất khoảng 16,82 ha, đất dân cư (đất ở) khoảng 64,1 ha, đất trồng cây lâu năm khoảng 229,62 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 11,2 ha và đất khác khoảng 147,2 ha. Giải phóng mặt bằng toàn tuyến một lần theo quy mô quy hoạch, trừ đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn đã đầu tư.
Sơ bộ tổng mức đầu tư và nguồn vốn:
Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 75.378 tỷ đồng (bảy mươi lăm nghìn, ba trăm bảy mươi tám tỷ đồng), trong đó:
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 là 61.056 tỷ đồng (sáu mươi mốt nghìn, không trăm năm mươi sáu tỷ đồng), bao gồm:
+ Nguồn vốn ngân sách trung ương trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 là 31.380 tỷ đồng (ba mươi mốt nghìn, ba trăm tám mươi tỷ đồng);
+ Nguồn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025 là 29.676 tỷ đồng (hai mươi chín nghìn, sáu trăm bảy mươi sáu tỷ đồng), trong đó: Thành phố Hồ Chí Minh là 19.449 tỷ đồng (mười chín nghìn, bốn trăm bốn mươi chín tỷ đồng); tỉnh Đồng Nai là 1.567 tỷ đồng (một nghìn, năm trăm sáu mươi bảy tỷ đồng); tỉnh Bình Dương là 7.808 tỷ đồng (bảy nghìn, tám trăm linh tám tỷ đồng) và tỉnh Long An là 852 tỷ đồng (tám trăm năm mươi hai tỷ đồng);
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 - 2030 là 14.322 tỷ đồng (mười bốn nghìn, ba trăm hai mươi hai tỷ đồng), bao gồm:
+ Nguồn vốn ngân sách trung ương là 7.361 tỷ đồng (bảy nghìn, ba trăm sáu mươi mốt tỷ đồng);
+ Nguồn vốn ngân sách địa phương là 6.961 tỷ đồng (sáu nghìn, chín trăm sáu mươi mốt tỷ đồng), trong đó: Thành phố Hồ Chí Minh là 4.562 tỷ đồng (bốn nghìn, năm trăm sáu mươi hai tỷ đồng); tỉnh Đồng Nai là 367 tỷ đồng (ba trăm sáu mươi bảy tỷ đồng); tỉnh Bình Dương là 1.832 tỷ đồng (một nghìn, tám trăm ba mươi hai tỷ đồng) và tỉnh Long An là 200 tỷ đồng (hai trăm tỷ đồng).
Tiến độ thực hiện:
Chuẩn bị đầu tư, thực hiện Dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026.
Đầu tư 75.378 tỷ đồng xây dựng 76,34 km tuyến đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Long An?(Hình từ internet)
Áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt trong xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị quyết 57/2022/QH15 quy định về áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt trong xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
“Điều 3
1. Việc triển khai, thực hiện Dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt sau đây:
a) Nguồn vốn đầu tư:
- Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 là 17.146 tỷ đồng (mười bảy nghìn, một trăm bốn mươi sáu tỷ đồng) đã bố trí cho Bộ Giao thông vận tải giao về các địa phương để thực hiện Dự án, trong đó: Thành phố Hồ Chí Minh là 10.627 tỷ đồng (mười nghìn, sáu trăm hai mươi bảy tỷ đồng); tỉnh Đồng Nai là 856 tỷ đồng (tám trăm năm mươi sáu tỷ đồng); tỉnh Bình Dương là 4.266 tỷ đồng (bốn nghìn, hai trăm sáu mươi sáu tỷ đồng) và tỉnh Long An là 1.397 tỷ đồng (một nghìn, ba trăm chín mươi bảy tỷ đồng);
- Cho phép tăng tổng mức vốn trung hạn trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn vốn dự kiến tăng thu của các địa phương;
- Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các Bộ, ngành, các địa phương liên quan xây dựng phương án thu hồi vốn đầu tư Dự án (không bao gồm đường song hành (đường đô thị)) hoàn trả vào ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo tỷ lệ vốn góp đầu tư Dự án (không bao gồm ngân sách địa phương đầu tư đường song hành (đường đô thị));
b) Tổ chức thực hiện:
- Giao Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện Dự án bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ toàn Dự án;
- Trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án trong thời gian Quốc hội không họp, Quốc hội ủy quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định;
- Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần được thực hiện tương tự như đối với dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
c) Trong 02 năm kể từ khi Nghị quyết này được Quốc hội thông qua, cho phép người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chỉ định thầu trong quá trình triển khai thực hiện Dự án đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, các gói thầu thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trình tự, thủ tục thực hiện chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
d) Trong 02 năm kể từ khi Nghị quyết này được Quốc hội thông qua, cho phép trong giai đoạn triển khai Dự án, nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ Dự án; việc khai thác mỏ khoáng sản quy định tại điểm này được thực hiện đến khi hoàn thành Dự án. Nhà thầu thi công có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường; chịu sự quản lý, giám sát đối với việc khai thác, sử dụng khoáng sản; nộp thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội trong việc:
a) Triển khai tổ chức thực hiện, quản lý và khai thác, vận hành Dự án theo đúng Nghị quyết này và quy định của pháp luật có liên quan; đôn đốc, kiểm tra các địa phương được giao làm cơ quan chủ quản và chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng Dự án; quản lý, sử dụng vốn và các nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; chỉ đạo các địa phương bảo đảm nguồn vốn thực hiện Dự án;
b) Lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai thực hiện Nghị quyết này, bảo đảm đúng mục tiêu, công khai, minh bạch và hiệu quả, không để trục lợi chính sách, thất thoát, lãng phí; hằng năm báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm về tình hình thực hiện Dự án; thông tin đầy đủ để người dân hiểu, đồng thuận về chủ trương đầu tư và hỗ trợ triển khai Dự án.
3. Các địa phương chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc: bảo đảm nguồn vốn theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Nghị quyết này; tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Dự án; tiến độ, chất lượng dự án thành phần được giao làm cơ quan chủ quản. Trường hợp tăng tổng mức đầu tư của dự án thành phần, địa phương được giao làm cơ quan chủ quản của dự án thành phần có trách nhiệm cân đối bổ sung nguồn vốn từ ngân sách địa phương để thực hiện dự án thành phần đó. Trường hợp giảm tổng mức đầu tư của Dự án, ngân sách trung ương dự kiến bố trí cho Dự án giảm tương ứng."
Theo đó, Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án xây dựng tuyến đường Vành đai 3 là 75.378 tỷ đồng (bảy mươi lăm nghìn, ba trăm bảy mươi tám tỷ đồng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?