Đáp án Cuộc thi 3 Tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2025 chi tiết? Đăng nhập tham gia dự thi?
Đáp án Cuộc thi 3 Tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2025 chi tiết? Đăng nhập tham gia dự thi?
Tham khảo đáp án cuộc thi 3 Tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2025 chi tiết? Đăng nhập tham gia dự thi dưới đây:
(0,45 điểm): Theo Luật Tư pháp người chưa thành niên năm 2024, “Người đại diện của người chưa thành niên” bao gồm:
Cha, mẹ; người giám hộ; người do Tòa án nhân dân chỉ định.
Cha, mẹ; người giám hộ; người do Viện Kiểm sát nhân dân chỉ định.
Cha, mẹ; người giám hộ; người do Ủy ban nhân dân chỉ định.
Cha, mẹ; người giám hộ; người do Hội đồng nhân dân chỉ định.
(0,45 điểm): Chọn đáp áp đúng để điền vào chổ trống (…….) trong câu sau: Luật Tư pháp người chưa thành niên năm 2024 quy định: Người chưa thành niên được bảo đảm …………. tham gia trong quá trình giải quyết vụ việc, vụ án.
“có đại điện hộ gia đình”.
“có người bào chữa”.
“có người đại diện đoàn thể”.
“có người đại diện”.
(0,45 điểm): Theo Luật Tư pháp người chưa thành niên năm 2024, “Người chưa thành niên là người bị buộc tội” gồm:
Người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo từ đủ 14 tuổi đến dưới 19 tuổi.
Người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo từ đủ 15 tuổi đến dưới 19 tuổi.
Người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.
(0,45 điểm): Theo Luật Tư pháp người chưa thành niên năm 2024, “Người chưa thành niên phạm tội” được hiểu là?
Người dưới 18 tuổi biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
Người phạm tội theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự trong độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Người dưới 18 tuổi trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.
Người phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự trong độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.
(0,65 điểm): Chuyên môn hóa trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên được quy định cụ thể như thế nào?
Điều tra viên, Kiểm sát viên, Hội thẩm giải quyết vụ việc, vụ án có người chưa thành niên phải là người đã được đào tạo, bồi dưỡng hoặc có kinh nghiệm điều tra, truy tố, xét xử vụ án liên quan đến người chưa thành niên hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục người chưa thành niên.
Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán giải quyết vụ việc, vụ án có người chưa thành niên phải là người đã được đào tạo, bồi dưỡng hoặc có kinh nghiệm điều tra, truy tố, xét xử vụ án liên quan đến người chưa thành niên hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục người chưa thành niên.
Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa giải quyết vụ việc, vụ án có người chưa thành niên phải là người đã được đào tạo, bồi dưỡng hoặc có kinh nghiệm điều tra, truy tố, xét xử vụ án liên quan đến người chưa thành niên hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục người chưa thành niên.
Điều tra viên, Giám định viên, Thẩm phán giải quyết vụ việc, vụ án có người chưa thành niên phải là người đã được đào tạo, bồi dưỡng hoặc có kinh nghiệm điều tra, truy tố, xét xử vụ án liên quan đến người chưa thành niên hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục người chưa thành niên.
(0,65 điểm): Trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên, “cha, mẹ, người chăm sóc người chưa thành niên và các thành viên khác trong gia đình” có trách nhiệm?
Phối hợp chặt chẽ, kịp thời với cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; hỗ trợ, tạo điều kiện để người chưa thành niên thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ; thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Chấp hành quyết định, biện pháp, quy định của cơ quan, người có thẩm quyền để bảo đảm sự an toàn, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, bí mật cá nhân, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của người chưa thành niên.
Phối hợp, trao đổi thông tin với cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; hỗ trợ người chưa thành niên tái hòa nhập cộng đồng, đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm cho người chưa thành niên khi đủ tuổi lao động; thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
(0,65 điểm): Nội dung nào sau đây là quy định về phạm vi điều chỉnh của Luật Tư pháp người chưa thành niên năm 2024?
Quy định về xử lý chuyển hướng, hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội; thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng; thi hành án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên.
Quy định về chính sách, biện pháp xử lý đối với người chưa thành niên; thủ tục thân thiện trong xử lý chuyển hướng, tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.
(0,65 điểm): Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán tiến hành hoạt động tư pháp người chưa thành niên phải đáp ứng một trong các điều kiện nào sau đây?
Đã được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng giải quyết các vụ án liên quan đến người chưa thành niên; có kinh nghiệm điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến người chưa thành niên; đã được đào tạo, bồi dưỡng về tâm lý học và khoa học giáo dục người chưa thành niên.
Đã được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng giải quyết các vụ án liên quan đến người đã thành niên; có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tư pháp, quản lý, đào tạo, bảo vệ, chăm sóc hoặc giáo dục đối với người chưa thành niên hoặc người được đào tạo về tâm lý học và khoa học giáo dục người chưa thành niên.
Đã được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng giải quyết các vụ án liên quan đến người đã thành niên; có kinh nghiệm điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến người đã thành niên; đã được đào tạo, bồi dưỡng về tâm lý học và khoa học giáo dục người đã thành niên.
Đã được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng giải quyết các vụ án liên quan đến người đã thành niên; có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tư pháp, quản lý, đào tạo, bảo vệ, chăm sóc hoặc giáo dục đối với người chưa thành niên; đã được đào tạo, bồi dưỡng về tâm lý học và khoa học giáo dục người chưa thành niên.
(0,65 điểm): Cấm tiếp xúc với người có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới là gì và thời hạn áp dụng biện pháp này là bao lâu?
Cấm tiếp xúc với người có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới là việc cấm người chưa thành niên phạm tội tiếp cận với bị hại, đồng phạm, người có ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi của người chưa thành niên có nguy cơ thúc đẩy người chưa thành niên phạm tội mới. Thời hạn áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc với người có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới là từ 04 tháng đến 01 năm.
Cấm tiếp xúc với người có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới là việc cấm người chưa thành niên phạm tội giao tiếp, liên lạc, tiếp cận với bị hại, đồng phạm, người có ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi của người chưa thành niên có nguy cơ thúc đẩy người chưa thành niên phạm tội mới. Thời hạn áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc với người có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới là từ 06 tháng đến 01 năm.
Cấm tiếp xúc với người có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới là việc cấm người chưa thành niên phạm tội liên lạc với bị hại, đồng phạm, người có ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi của người chưa thành niên có nguy cơ thúc đẩy người chưa thành niên phạm tội mới. Thời hạn áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc với người có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới là từ 06 tháng đến 01 năm.
Cấm tiếp xúc với người có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới là việc cấm người chưa thành niên phạm tội giao tiếp, liên lạc, tiếp cận với bị hại, đồng phạm, người có ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi của người chưa thành niên có nguy cơ thúc đẩy người chưa thành niên phạm tội mới. Thời hạn áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc với người có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới là từ 03 tháng đến 01 năm.
(0,65 điểm): Luật Tư pháp người chưa thành niên năm 2024, quy định: “Người chưa thành niên có quyền tham gia, trình bày ý kiến về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của mình trong suốt quá trình tố tụng. Ý kiến trình bày của người chưa thành niên phải được tôn trọng, không bị coi là không đáng tin cậy chỉ vì lý do tuổi của họ. Việc người chưa thành niên không nhận tội không được coi là căn cứ để xử lý trách nhiệm nặng hơn với họ”. Để bảo đảm và tôn trọng quyền tham gia, trình bày ý kiến, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thực hiện theo quy định nào sau đây?
Tôn trọng, bảo vệ bí mật cá nhân của người chưa thành niên trong suốt quá trình tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, xử lý chuyển hướng, thi hành án và tái hòa nhập cộng đồng.
Tham gia các khóa được đào tạo, bồi dưỡng hoặc có kinh nghiệm điều tra, truy tố, xét xử vụ án liên quan đến người chưa thành niên hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục người chưa thành niên.
Thường xuyên theo dõi, rà soát, kiểm tra việc tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên bị tạm giữ, tạm giam; nếu phát hiện không còn căn cứ hoặc không còn cần thiết tạm giữ, tạm giam thì phải kịp thời ra quyết định hủy bỏ, thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.
Lắng nghe ý kiến, nguyện vọng, quan tâm đến thái độ của người chưa thành niên phù hợp với lứa tuổi, giới tính, mức độ trưởng thành và sự phát triển của họ.
(0,65 điểm): Người chưa thành niên phạm tội là người phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự trong độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. Việc áp dụng các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội được thực hiện theo quy định nào sau đây?
Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt (cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ; tù có thời hạn) đối với nhiều tội phạm.
Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng tất cả các hình phạt (cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ; tù có thời hạn) đối với mỗi tội phạm.
Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt (cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ; tù có thời hạn) đối với mỗi tội phạm.
Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng tối đa hai trong các hình phạt (cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ; tù có thời hạn) đối với mỗi tội phạm.
(0,65 điểm): Nội dung nào sau đây là quy định về “Bảo đảm lợi ích tốt nhất” của Luật Tư pháp người chưa thành niên năm 2024?
Người chưa thành niên có quyền được thông tin đầy đủ, kịp thời bằng ngôn từ đơn giản, thân thiện, dễ hiểu về những nội dung liên quan đến việc giải quyết vụ việc, vụ án; được bảo đảm có người đại diện tham gia trong quá trình giải quyết vụ việc, vụ án.
Bảo đảm công bằng, không kỳ thị, không phân biệt đối xử đối với người chưa thành niên; quan tâm đến nhu cầu chính đáng của người chưa thành niên về giới tính, người chưa thành niên là người dân tộc thiểu số, đối tượng dễ bị tổn thương.
Việc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội phải căn cứ vào hành vi phạm tội, nhân thân, độ tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân, điều kiện gây ra tội phạm và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
Hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục họ ý thức tôn trọng, tuân theo pháp luật và các chuẩn mực đạo đức, lối sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới, có tác dụng phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
(01 điểm): Biện pháp xử lý chuyển hướng là biện pháp giám sát, giáo dục, phòng ngừa áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội; Thủ tục xử lý chuyển hướng là trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên là bị can, bị cáo theo quy định của Luật Tư pháp người chưa thành niên năm 2024. Biện pháp xử lý chuyển hướng bao gồm:
Khiển trách; xin lỗi bị hại; bồi thường thiệt hại; giáo dục tại xã, phường, thị trấn; quản thúc tại gia đình; hạn chế khung giờ đi lại; cấm tiếp xúc với người có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới; cấm đến địa điểm có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới; tham gia chương trình học tập, dạy nghề; tham gia điều trị hoặc tư vấn tâm lý; thực hiện công việc phục vụ cộng đồng; giáo dục tại trường giáo dưỡng.
Khiển trách; xin lỗi bị hại; bồi thường thiệt hại; giáo dục tại xã, phường, thị trấn; quản thúc tại gia đình; hạn chế khung giờ đi lại; cấm tiếp xúc với người có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới; cấm đến địa điểm có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới; tham gia chương trình học tập, dạy nghề; tham gia điều trị hoặc tư vấn tâm lý; thực hiện công việc phục vụ cộng đồng.
Khiển trách; xin lỗi bị hại; bồi thường thiệt hại; quản thúc tại gia đình; hạn chế khung giờ đi lại; cấm tiếp xúc với người có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới; cấm đến địa điểm có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới; tham gia chương trình học tập, dạy nghề; tham gia điều trị hoặc tư vấn tâm lý; thực hiện công việc phục vụ cộng đồng; giáo dục tại trường giáo dưỡng.
Khiển trách; xin lỗi bị hại; bồi thường thiệt hại; giáo dục tại xã, phường, thị trấn; cấm tiếp xúc với người có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới; cấm đến địa điểm có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới; tham gia chương trình học tập, dạy nghề; tham gia điều trị hoặc tư vấn tâm lý; thực hiện công việc phục vụ cộng đồng; giáo dục tại trường giáo dưỡng.
(01 điểm): Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đương nhiên được xóa án tích nếu từ khi chấp hành xong hình phạt hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn nào sau đây?
03 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo; 03 tháng trong trường hợp bị phạt tù đến 03 năm; 01 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm; 02 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm.
03 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo; 06 tháng trong trường hợp bị phạt tù đến 08 năm; 01 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 12 năm; 02 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm.
03 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo; 06 tháng trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm; 01 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm; 02 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm.
03 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo; 09 tháng trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm; 02 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm; 02 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm.
(01 điểm): Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là việc buộc người chưa thành niên phạm tội phải chịu sự quản lý, giám sát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú về việc tuân thủ pháp luật, thực hiện nghĩa vụ công dân, chấp hành nội quy, quy chế của nơi cư trú, nơi học tập, nơi làm việc. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn có thể được áp dụng đối với trường hợp nào sau đây?
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự, trừ trường hợp là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và phạm một trong các tội phạm sau: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; tội mua bán người; tội mua bán người dưới 16 tuổi; tội cướp tài sản; tội cướp giật tài sản; tội tàng trữ trái phép chất ma túy; tội vận chuyển trái phép chất ma túy; tội mua bán trái phép chất ma túy; tội chiếm đoạt chất ma túy.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự, trừ trường hợp là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và phạm một trong các tội phạm sau: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; tội mua bán người; tội mua bán người dưới 16 tuổi; tội cướp tài sản; tội cướp giật tài sản; tội tàng trữ trái phép chất ma túy; tội vận chuyển trái phép chất ma túy; tội mua bán trái phép chất ma túy; tội chiếm đoạt chất ma túy.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự, trừ trường hợp phạm một trong các tội phạm sau: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; tội mua bán người; tội mua bán người dưới 16 tuổi; tội cướp tài sản; tội cướp giật tài sản; tội tàng trữ trái phép chất ma túy; tội vận chuyển trái phép chất ma túy; tội mua bán trái phép chất ma túy; tội chiếm đoạt chất ma túy.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự, trừ trường hợp là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và phạm một trong các tội phạm sau: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; tội mua bán người; tội mua bán người dưới 16 tuổi; tội cướp tài sản; tội cướp giật tài sản; tội tàng trữ trái phép chất ma túy; tội vận chuyển trái phép chất ma túy; tội mua bán trái phép chất ma túy; tội chiếm đoạt chất ma túy.
*Trên đây là thông tin về "Đáp án Cuộc thi 3 Tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2025 chi tiết? Đăng nhập tham gia dự thi?"
Đáp án Cuộc thi 3 Tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2025 chi tiết? Đăng nhập tham gia dự thi? (Hình từ Internet)
Thời gian tham dự Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2025?
Thể lệ Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai được quy định tại Thể lệ TẢI VỀ, cụ thể như sau:
- Cuộc thi được tổ chức bằng hình thức thi trực tuyến (Online) trên mạng Internet thông qua Hệ thống Cuộc thi được xây dựng và vận hành trên Trang thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Gia Lai tại địa chỉ đường dẫn liên kết (link) chính thức: https://pbgdpl.gialai.gov.vn/Cuoc-thi/Online-tim-hieu-phap-luatGia-Lai.
+ Ban Tổ chức Cuộc thi không tiếp nhận bài dự thi bằng giấy.
- Hình thức tham gia dự thi
+ Tham gia dự thi bằng hình thức cá nhân.
+ Mỗi cá nhân tham gia dự thi (sau đây gọi là người dự thi) có thể dự thi tối đa 02 lần/Cuộc thi thành phần.
+ Mỗi cá nhân được tham gia dự thi nhiều Cuộc thi thành phần và chỉ được xem xét trao giải thưởng có giá trị cao nhất theo kết quả dự thi được công nhận, công bố của Ban Tổ chức Cuộc thi.
+ Cuộc thi được tổ chức với 04 Cuộc thi thành phần diễn ra từ ngày 08/4/2025 đến ngày 10/5/2025, cụ thể như sau:
1. Cuộc thi 1
- Thời gian tổ chức: Từ 08h00’ ngày 08/4/2025 đến ngày 17h00’ ngày 14/4/2025.
- Chủ đề: “Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng, gia đình, cá nhân trong phòng, chống mua bán người”.
- Nội dung thi: Tìm hiểu quy định của Luật Phòng, chống mua bán người 2024
- Tài liệu tham khảo: Luật Phòng, chống mua bán người 2024 và các văn bản khác có liên quan.
2. Cuộc thi 2
- Thời gian tổ chức: Từ 08h00’ ngày 15/4/2025 đến ngày 17h00’ ngày 21/4/2025.
- Chủ đề: “Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân, chủ động phòng ngừa, bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, bình đẳng giới trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ”.
- Nội dung thi: Tìm hiểu quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024.
- Tài liệu tham khảo: Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 và các văn bản khác có liên quan.
3. Cuộc thi 3
- Thời gian tổ chức: Từ 08h00’ ngày 22/4/2025 đến ngày 17h00’ ngày 28/4/2025.
- Chủ đề: “Bảo đảm lợi ích tốt nhất, công bằng, không kỳ thị, không phân biệt đối xử trong quá trình giải quyết vụ việc, vụ án có người chưa thành niên; thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phải bảo đảm đơn giản, thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành và khả năng nhận thức”.
- Nội dung thi: Tìm hiểu quy định của Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024.
- Tài liệu tham khảo: Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 và các văn bản khác có liên quan.
4. Cuộc thi 4
- Thời gian tổ chức1: Từ 08h00’ ngày 29/4/2025 đến ngày 17h00’ ngày 10/5/2025.
- Chủ đề: “Dữ liệu là tài nguyên, bảo vệ dữ liệu được thực hiện đồng bộ, chặt chẽ với xây dựng, phát triển dữ liệu. Nhà nước đảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng trong tiếp cận, khai thác và sử dụng dữ liệu”.
- Nội dung thi: Tìm hiểu quy định của Luật Dữ liệu 2024.
- Tài liệu tham khảo: Luật Dữ liệu 2024 và các văn bản khác có liên quan.
Cấu trúc thi
- Riêng Cuộc thi thành phần 04 được kéo dài thêm 05 ngày để phù hợp với thời gian được nghỉ lễ 30/4 và 01/5 năm 2025.
+ Bộ câu hỏi của mỗi Cuộc thi thành phần gồm có 15 câu hỏi trắc nghiệm.
+ Mỗi câu hỏi trắc nghiệm có 03 hoặc 04 đáp án trong đó chỉ có 01 đáp án đúng; người dự thi lựa chọn đáp án nào thì nhấp chọn đáp án đó, mỗi câu hỏi chỉ được chọn 01 đáp án.
+ Để đảm bảo tính cạnh tranh và phân loại: Hệ thống Cuộc thi sẽ tự động xáo trộn thứ tự các câu hỏi; thay đổi, sắp xếp lại thứ tự các đáp án của từng câu hỏi.
Các phần thi và điểm số
Bộ câu hỏi của mỗi Cuộc thi được chia thành 03 phần thi; tổng điểm tối đa mà mỗi cá nhân có thể đạt được trong một lượt dự thi là 10 điểm, cụ thể như sau:
+ Khởi động: Gồm có 04 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 0,45 điểm. Số điểm tối đa có thể đạt được ở phần thi này là 1,8 điểm.
+ Tăng tốc: Gồm có 08 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 0,65 điểm. Số điểm tối đa có thể đạt được ở phần thi này là 5,2 điểm.
+ Về đích: Gồm có 03 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 01 điểm. Số điểm tối đa có thể đạt được ở phần thi này là 03 điểm.
- Cách thức lưu điểm: Điểm số của mỗi lượt thi sẽ được Hệ thống Cuộc thi ghi nhận và lưu tự động sau khi người tham gia dự thi gửi bài dự thi thành công.
Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên là phạm nhân là gì?
Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên là phạm nhân được quy định tại Điều 24 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024, cụ thể như sau:
- Các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019.
- Được bảo đảm giữ bí mật cá nhân trong quá trình chấp hành án phạt tù.
- Được học văn hóa phù hợp với trình độ theo quy định của pháp luật về giáo dục.
- Được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và vui chơi giải trí khác do trại giam tổ chức phù hợp với lứa tuổi, giới tính.
- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024.
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024.
LƯU Ý: Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2026










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 Cách lấy mã định danh học sinh 2025? Cách tra cứu mã định danh của học sinh mới nhất 2025? Tra cứu mã định danh học sinh?
- Chỉ tiêu tuyển sinh hệ quân sự Học viện Hậu cần 2025? Chỉ tiêu tuyển sinh Học viện Hậu cần hệ quân sự 2025?
- Tung tung tung Sahur là gì? Tung tung tung Sahur có nguồn gốc từ đâu? Quy định về giám sát thông tin trên mạng ra sao?
- Sơ đồ sân khấu Chương trình lễ 30 4? Xem Anh trai vượt ngàn chông gai và Anh trai say Hi năm 2025?
- Tổng hợp tranh vẽ Đại thắng mùa Xuân 1975 đẹp nhất? Vẽ tranh Đại thắng mùa Xuân năm 1975 ấn tượng?