Đáp án Cuộc thi 2 Tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2025 chi tiết? Thể lệ cuộc thi ra sao?

Đáp án Cuộc thi 2 Tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2025 chi tiết? Thể lệ cuộc thi ra sao?

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2025 - Cuộc thi 2 chi tiết?

Tham khảo đáp án đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2025 - Cuộc thi 2 chi tiết dưới đây:

(0,45 điểm): Theo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024, “chữa cháy” được hiểu là?

Hoạt động của người và phương tiện chữa cháy với việc áp dụng các phương pháp để ngăn chặn sự lan truyền và dập tắt đám cháy.

Tổng hợp các hoạt động chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác để giảm thiểu thiệt hại do cháy gây ra.

Tổng hợp các hoạt động của người và phương tiện chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác để giảm thiểu thiệt hại do cháy gây ra.

Hoạt động của người và phương tiện chữa cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác để giảm thiểu thiệt hại do cháy gây ra.

(0,45 điểm): Theo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024, “cứu nạn” được hiểu là?

Hoạt động, biện pháp, giải pháp để hạn chế, loại trừ nguyên nhân, điều kiện, nguy cơ xảy ra cháy nhằm bảo đảm an toàn, giảm thiểu thiệt hại do cháy gây ra.

Hoạt động cứu người thoát khỏi nguy hiểm đang đe dọa đến tính mạng, sức khỏe trong các vụ cháy, tai nạn, sự cố và hoạt động tìm kiếm nạn nhân.

Hoạt động chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác để giảm thiểu thiệt hại do cháy gây ra.

Hoạt động cứu phương tiện, tài sản thoát khỏi nguy hiểm trong các vụ cháy, tai nạn, sự cố.

(0,45 điểm): Theo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024, “cháy” được hiểu là?

Phản ứng oxy hóa khử có tỏa nhiệt, phát ra ánh sáng, hoặc khói, gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại về người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, ảnh hưởng đến kinh tế, môi trường, an ninh, trật tự.

Phản ứng hóa học có tỏa nhiệt, phát ra ánh sáng, khói hoặc âm thanh, gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại về người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, ảnh hưởng đến kinh tế, môi trường, an ninh, trật tự.

Phản ứng oxy hóa khử nhiệt độ cao giữa chất đốt và chất oxy hóa, thường là oxy khí quyển, tạo ra các sản phẩm oxy hóa thường dạng hơi, trong một hỗn hợp gọi là khói. Sự cháy tạo ra ngọn lửa và tạo ra nhiệt độ đủ cho sự cháy tự duy trì. Ngọn lửa gây ra do nhiên liệu đang cháy đốt.

Phản ứng hóa học có tỏa nhiệt, phát ra ánh sáng hoặc khói, gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại về người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, ảnh hưởng đến kinh tế, môi trường, an ninh, trật tự.

(0,45 điểm): Theo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024, “phòng cháy” được hiểu là?

Tổng hợp các hoạt động, biện pháp, giải pháp để hạn chế, loại trừ nguyên nhân, điều kiện, nguy cơ xảy ra chập điện nhằm bảo đảm an toàn, giảm thiểu thiệt hại do cháy gây ra.

Tổng hợp các hoạt động, biện pháp, giải pháp để hạn chế, loại trừ nguyên nhân, điều kiện, nguy cơ xảy ra cháy nhằm bảo đảm an toàn, giảm thiểu thiệt hại do cháy gây ra.

Tổng hợp các hoạt động, biện pháp, giải pháp để hạn chế, loại trừ nguyên nhân, điều kiện, nguy cơ xảy ra vụ nổ nhằm bảo đảm an toàn, giảm thiểu thiệt hại do cháy gây ra.

Công tác luôn được chú trọng trước nhất nhằm hạn chế tối đa hậu quả đáng tiếc xảy ra do cháy nổ, hỏa hoán vị. Các tổ chức, tư nhân cần chủ động giảm thiểu tối đa các việc khiến dẫn đến nguy cơ tiềm tàng cháy nổ.

(0,65 điểm): Trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ: Người đứng đầu cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy có trách nhiệm nào sau đây?

Trang bị, duy trì tính năng sử dụng của phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; khắc phục hậu quả do cháy, tai nạn, sự cố gây ra; xây dựng, tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật.

Xây dựng, tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật; ban hành hoặc tham mưu người có thẩm quyền ban hành nội quy phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; lập, quản lý hồ sơ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý; khai báo, cập nhật dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy.

Tìm hiểu kiến thức về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và kỹ năng thoát nạn, sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thông dụng; phát hiện, ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây cháy, nổ và các hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong điều kiện, khả năng cho phép.

Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, giám sát cá nhân thuộc phạm vi quản lý về việc thực hiện quy định, nội quy, biện pháp, yêu cầu và duy trì điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; xây dựng, tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật.

(0,65 điểm): Theo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024, các hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?

Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, nhũng nhiễu, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Phát hiện, tố giác, tố cáo, phản ánh các hành vi: Lợi dụng việc tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, làm sai lệch kết quả thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, kết quả kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, nhũng nhiễu, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; kinh doanh phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ có chất lượng không đúng với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; lấn chiếm, bố trí vật cản gây cản trở hoạt động của phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới.

Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, nhũng nhiễu, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Phát hiện, tố giác, tố cáo các hành vi: Kinh doanh phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ có chất lượng không đúng với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; lấn chiếm, bố trí vật cản gây cản trở hoạt động của phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới.

Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, nhũng nhiễu, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Phát hiện, tố giác, phản ánh các hành vi: Cố ý gây cháy, nổ, tai nạn, sự cố hoặc kích động, xúi giục, dụ dỗ người khác gây cháy, nổ, tai nạn, sự cố gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại về người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, ảnh hưởng đến kinh tế, môi trường, an ninh, trật tự.

(0,65 điểm): Lực lượng nào sau đây là lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành?

Lực lượng chuyên trách hoặc kiêm nhiệm do chính quyền địa phương thành lập để thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại một số cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.

Lực lượng kiêm nhiệm do người đứng đầu cơ sở thành lập để thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại cơ sở.

Lực lượng chuyên trách hoặc kiêm nhiệm do người đứng đầu cơ sở thành lập để thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại một số cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.

Lực lượng do chính quyền địa phương thành lập để thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu.

(0,65 điểm): Nội dung nào sau đây là quy định về nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ?

Đào tạo, bồi dưỡng, bảo đảm nguồn nhân lực trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và nguồn nhân lực thực hiện thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu, kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy.

Người phát hiện cháy, tình huống cứu nạn, cứu hộ thì báo ngay cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, cơ quan Công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất.

Lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, cơ quan Công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được tin báo phải thông tin ngay cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền để giải quyết.

Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

(0,65 điểm): Việc huy động phương tiện, tài sản tham gia chữa cháy được thực hiện theo quy định nào sau đây?

Phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được huy động tham gia chữa cháy phải được hoàn trả ngay sau khi kết thúc chữa cháy; trường hợp bị mất, hư hỏng, bị thiệt hại do việc huy động trực tiếp gây ra thì được bồi thường. Người có thẩm quyền quyết định huy động có trách nhiệm thực hiện việc bồi thường. Mức bồi thường và việc chi trả bồi thường được thực hiện như đối với người có tài sản trưng dụng theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.

Người phát hiện cháy, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gần nơi xảy ra cháy có trách nhiệm tham gia chữa cháy trong điều kiện, khả năng cho phép; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên có trách nhiệm tổ chức chữa cháy thuộc phạm vi quản lý; huy động lực lượng, người, phương tiện, tài sản theo thẩm quyền tham gia chữa cháy theo đề nghị của người chỉ huy chữa cháy.

Cơ quan y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và cơ quan, tổ chức, đoàn thể khác có liên quan có trách nhiệm phối hợp tham gia chữa cháy ngay khi có yêu cầu của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền hoặc người chỉ huy chữa cháy; điều động người và phương tiện thuộc phạm vi quản lý đến nơi xảy ra cháy để tham gia, hỗ trợ chữa cháy khi được huy động.

(0,65 điểm): Lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, gồm các lực lượng nào sau đây?

Gồm các lực lượng: Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành; dân quân tự vệ.

Gồm các lực lượng: Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành; tự vệ của cơ quan, tổ chức.

Gồm các lực lượng: Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành; dân phòng.

Gồm các lực lượng: Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành; cảnh sát cơ động.

(0,65 điểm): Trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ: Người là chủ phương tiện giao thông có yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm nào sau đây?

Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, giám sát cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý về việc thực hiện quy định, nội quy, biện pháp, yêu cầu và duy trì điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; xây dựng, tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật.

Tìm hiểu kiến thức về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và kỹ năng thoát nạn, sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thông dụng; phát hiện, ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây cháy, nổ và các hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong điều kiện, khả năng cho phép.

Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, giám sát cá nhân thuộc phạm vi quản lý về việc thực hiện quy định, nội quy, biện pháp, yêu cầu và duy trì điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; xây dựng, tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật.

Quyết định hoặc đề xuất người có thẩm quyền quyết định trang bị, duy trì tính năng sử dụng của phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; khắc phục hậu quả do cháy, tai nạn, sự cố gây ra; lập, quản lý hồ sơ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý; khai báo, cập nhật dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy.

(0,65 điểm): Trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ: Cá nhân có trách nhiệm nào sau đây?

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý; thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật.

Trang bị, duy trì tính năng sử dụng của phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; khắc phục hậu quả do cháy, tai nạn, sự cố gây ra; thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật; thực hiện nhiệm vụ khác về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật.

Tìm hiểu kiến thức về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và kỹ năng thoát nạn, sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thông dụng; phát hiện, ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây cháy, nổ và các hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong điều kiện, khả năng cho phép.

Tuyên truyền, đôn đốc, nhắc nhở thành viên khác trong gia đình thực hiện pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; thường xuyên tự kiểm tra, phát hiện và khắc phục kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ, tai nạn, sự cố; thực hiện các nhiệm vụ khác về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật.

(01 điểm): Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024 quy định: “Người được huy động, người tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ không thuộc lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được hưởng chế độ bồi dưỡng, hỗ trợ khi tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ”. Trường hợp người được huy động, người tham gia phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ bị tai nạn, bị thương, chết thì được hưởng chế độ theo quy định nào sau đây?

Người đã tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và người chưa tham gia bảo hiểm y tế mà bị tai nạn, bị thương thì được hỗ trợ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh; trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội nếu bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; nếu chết thì thân nhân được hưởng chế độ tiền tuất, tiền mai táng phí; người bị thương, chết khi thực hiện nhiệm vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và hưởng các quyền theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

Người đã tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thì được chi trả chế độ từ quỹ bảo hiểm theo quy định của pháp luật; người chưa tham gia bảo hiểm y tế mà bị tai nạn, bị thương thì được hỗ trợ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh; trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội nếu bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; nếu chết thì thân nhân được hưởng chế độ tiền tuất, tiền mai táng phí; người bị thương, chết khi thực hiện nhiệm vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và hưởng các quyền theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

Người đã tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đủ điều kiện hưởng bảo hiểm và người chưa tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội nếu bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; nếu chết thì thân nhân được hưởng chế độ tiền tuất, tiền mai táng phí; người bị thương, chết khi thực hiện nhiệm vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và hưởng các quyền theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ có thành tích thì được khen thưởng, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù theo quy định của pháp luật.

(01 điểm): Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024 quy định: “Việc lắp đặt, sử dụng dây dẫn điện, thiết bị điện trong nhà phải bảo đảm yêu cầu về an toàn điện theo quy định của pháp luật; thường xuyên kiểm tra, kịp thời sửa chữa, thay thế dây dẫn điện, thiết bị điện không bảo đảm an toàn về phòng cháy”. Trong lắp đặt, sử dụng điện cho sinh hoạt phải bảo đảm quy định về điều kiện an toàn về phòng cháy nào sau đây?

Chỉ được sử dụng thiết bị sạc điện cho xe động cơ điện bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; nơi sạc điện cho xe động cơ điện trong nhà phải có giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy; khu vực sạc điện cho xe động cơ điện tập trung trong nhà còn phải có giải pháp ngăn cháy và trang bị phương tiện chữa cháy phù hợp, bảo đảm tiêu chuẩn.

Chấp hành quy định về an toàn trong sử dụng điện cho sản xuất theo quy định của pháp luật về điện lực và đơn vị bán lẻ điện khi đấu nối điện sản xuất phải tư vấn việc lắp đặt, sử dụng đối với hệ thống, thiết bị điện để bảo đảm an toàn về phòng cháy; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, thiết bị điện có trách nhiệm tư vấn, cung cấp thông tin về chất lượng, thông số kỹ thuật của sản phẩm, thiết bị điện phù hợp với mục đích sử dụng.

Chấp hành quy định về an toàn trong sử dụng điện cho sản xuất theo quy định của pháp luật về điện lực và đơn vị bán lẻ điện khi đấu nối điện sản xuất phải tư vấn việc lắp đặt, sử dụng đối với hệ thống, thiết bị điện để bảo đảm an toàn về phòng cháy; thiết bị điện được sử dụng trong môi trường nguy hiểm về cháy, nổ phải là thiết bị chuyên dụng theo quy định của pháp luật.

(01 điểm): Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024 quy định: “Người có chức vụ cao nhất của lực lượng Công an nhân dân được phân công chỉ huy chữa cháy có mặt tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy”. Trường hợp xảy ra cháy tại cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy. Khi lực lượng Công an nhân dân chưa đến thì người chỉ huy chữa cháy là ai?

Người chỉ huy chữa cháy là cấp phó của người đứng đầu cơ sở; trường hợp cấp phó của người đứng đầu cơ sở vắng mặt thì Đội trưởng Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở hoặc Đội trưởng Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy chữa cháy.

Người chỉ huy chữa cháy là người đứng đầu cơ sở; trường hợp người đứng đầu cơ sở vắng mặt thì Đội trưởng Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở hoặc Đội trưởng Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy chữa cháy.

Người chỉ huy chữa cháy là Đội trưởng Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở hoặc Đội trưởng Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy chữa cháy.

Người chỉ huy chữa cháy là người đứng đầu phòng, tổ chức, kho bãi đang bị đám cháy tác động trực tiếp; trường hợp người đứng đầu phòng, tổ chức, kho bãi vắng mặt thì Đội trưởng Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở hoặc Đội trưởng Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy chữa cháy.

Trên đây là thông tin tham khảo về "Đáp án Cuộc thi 2 Tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2025 chi tiết? Thể lệ cuộc thi ra sao?"

Đáp án Cuộc thi 2 Tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2025 chi tiết? Thể lệ cuộc thi ra sao?

Đáp án Cuộc thi 2 Tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2025 chi tiết? Thể lệ cuộc thi ra sao? (Hình từ Internet)

Thể lệ Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2025?

Thể lệ Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai được quy định tại Thể lệ TẢI VỀ, cụ thể như sau:

- Cuộc thi được tổ chức bằng hình thức thi trực tuyến (Online) trên mạng Internet thông qua Hệ thống Cuộc thi được xây dựng và vận hành trên Trang thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Gia Lai tại địa chỉ đường dẫn liên kết (link) chính thức: https://pbgdpl.gialai.gov.vn/Cuoc-thi/Online-tim-hieu-phap-luatGia-Lai.

+ Ban Tổ chức Cuộc thi không tiếp nhận bài dự thi bằng giấy.

- Hình thức tham gia dự thi

+ Tham gia dự thi bằng hình thức cá nhân.

+ Mỗi cá nhân tham gia dự thi (sau đây gọi là người dự thi) có thể dự thi tối đa 02 lần/Cuộc thi thành phần.

+ Mỗi cá nhân được tham gia dự thi nhiều Cuộc thi thành phần và chỉ được xem xét trao giải thưởng có giá trị cao nhất theo kết quả dự thi được công nhận, công bố của Ban Tổ chức Cuộc thi.

+ Cuộc thi được tổ chức với 04 Cuộc thi thành phần diễn ra từ ngày 08/4/2025 đến ngày 10/5/2025, cụ thể như sau:

1. Cuộc thi 1

- Thời gian tổ chức: Từ 08h00’ ngày 08/4/2025 đến ngày 17h00’ ngày 14/4/2025.

- Chủ đề: “Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng, gia đình, cá nhân trong phòng, chống mua bán người”.

- Nội dung thi: Tìm hiểu quy định của Luật Phòng, chống mua bán người 2024

- Tài liệu tham khảo: Luật Phòng, chống mua bán người 2024 và các văn bản khác có liên quan.

2. Cuộc thi 2

- Thời gian tổ chức: Từ 08h00’ ngày 15/4/2025 đến ngày 17h00’ ngày 21/4/2025.

- Chủ đề: “Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân, chủ động phòng ngừa, bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, bình đẳng giới trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ”.

- Nội dung thi: Tìm hiểu quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024.

- Tài liệu tham khảo: Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 và các văn bản khác có liên quan.

3. Cuộc thi 3

- Thời gian tổ chức: Từ 08h00’ ngày 22/4/2025 đến ngày 17h00’ ngày 28/4/2025.

- Chủ đề: “Bảo đảm lợi ích tốt nhất, công bằng, không kỳ thị, không phân biệt đối xử trong quá trình giải quyết vụ việc, vụ án có người chưa thành niên; thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phải bảo đảm đơn giản, thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành và khả năng nhận thức”.

- Nội dung thi: Tìm hiểu quy định của Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024.

- Tài liệu tham khảo: Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 và các văn bản khác có liên quan.

4. Cuộc thi 4

- Thời gian tổ chức1: Từ 08h00’ ngày 29/4/2025 đến ngày 17h00’ ngày 10/5/2025.

- Chủ đề: “Dữ liệu là tài nguyên, bảo vệ dữ liệu được thực hiện đồng bộ, chặt chẽ với xây dựng, phát triển dữ liệu. Nhà nước đảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng trong tiếp cận, khai thác và sử dụng dữ liệu”.

- Nội dung thi: Tìm hiểu quy định của Luật Dữ liệu 2024.

- Tài liệu tham khảo: Luật Dữ liệu 2024 và các văn bản khác có liên quan.

Cấu trúc thi

- Riêng Cuộc thi thành phần 04 được kéo dài thêm 05 ngày để phù hợp với thời gian được nghỉ lễ 30/4 và 01/5 năm 2025.

+ Bộ câu hỏi của mỗi Cuộc thi thành phần gồm có 15 câu hỏi trắc nghiệm.

+ Mỗi câu hỏi trắc nghiệm có 03 hoặc 04 đáp án trong đó chỉ có 01 đáp án đúng; người dự thi lựa chọn đáp án nào thì nhấp chọn đáp án đó, mỗi câu hỏi chỉ được chọn 01 đáp án.

+ Để đảm bảo tính cạnh tranh và phân loại: Hệ thống Cuộc thi sẽ tự động xáo trộn thứ tự các câu hỏi; thay đổi, sắp xếp lại thứ tự các đáp án của từng câu hỏi.

Các phần thi và điểm số

Bộ câu hỏi của mỗi Cuộc thi được chia thành 03 phần thi; tổng điểm tối đa mà mỗi cá nhân có thể đạt được trong một lượt dự thi là 10 điểm, cụ thể như sau:

+ Khởi động: Gồm có 04 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 0,45 điểm. Số điểm tối đa có thể đạt được ở phần thi này là 1,8 điểm.

+ Tăng tốc: Gồm có 08 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 0,65 điểm. Số điểm tối đa có thể đạt được ở phần thi này là 5,2 điểm.

+ Về đích: Gồm có 03 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 01 điểm. Số điểm tối đa có thể đạt được ở phần thi này là 03 điểm.

- Cách thức lưu điểm: Điểm số của mỗi lượt thi sẽ được Hệ thống Cuộc thi ghi nhận và lưu tự động sau khi người tham gia dự thi gửi bài dự thi thành công.

Chính sách của Nhà nước về phòng, chống mua bán người là gì?

Chính sách của Nhà nước về phòng, chống mua bán người được quy định tại Điều 5 Luật Phòng, chống mua bán người 2024, cụ thể như sau:

- Phòng, chống mua bán người là nội dung của chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm và được kết hợp với việc thực hiện các chương trình khác về phát triển kinh tế - xã hội.

- Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia, hợp tác, tài trợ cho hoạt động phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật.

- Ưu tiên ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong phòng, chống mua bán người; hỗ trợ bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho người làm công tác phòng, chống mua bán người.

- Bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia phòng, chống mua bán người theo quy định của pháp luật.

- Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống mua bán người; bảo đảm chế độ, chính sách đối với người tham gia phòng, chống mua bán người bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản theo quy định của pháp luật.

- Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống mua bán người, ưu tiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có tình hình mua bán người diễn biến phức tạp.

* Luật Phòng, chống mua bán người 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.

Cuộc thi trực tuyến
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đáp án cuộc thi Phụ nữ Thành phố viết tiếp bản hùng ca Tuần 1 (trắc nghiệm)? Https phunu hochiminhcity gov vn cuộc thi html?
Pháp luật
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu những điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 tỉnh An Giang chi tiết?
Pháp luật
Đáp án Cuộc thi 2 Tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2025 chi tiết? Thể lệ cuộc thi ra sao?
Pháp luật
Đáp án Tìm hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2025 tỉnh Cà Mau trực tuyến?
Pháp luật
Link vào thi Tìm hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ 2025 tỉnh Cà Mau http timhieuphapluat camau gov vn?
Pháp luật
Đáp án cuộc thi Biển đảo Tổ quốc và Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng năm 2025 tuần 1 thế nào?
Pháp luật
Đáp án tuần 2 cuộc thi Biển đảo Tổ quốc và Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng năm 2025 ra sao?
Pháp luật
Đáp án tuần 3 cuộc thi Biển đảo Tổ quốc và Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng năm 2025 ra sao?
Pháp luật
Đăng nhập pbgdpl gialai gov vn Cuộc thi online Tìm hiểu pháp luật Gia Lai? Link tham dự Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2025?
Pháp luật
Đâu là giới tuyến quân sự tạm thời phân chia 2 miền Nam - Bắc Việt Nam trong thời gian chờ cuộc tổng tuyển cử theo Hiệp định Giơnevơ 1954?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cuộc thi trực tuyến
19 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào