Danh sách văn phòng công chứng Quận 3 hiện nay? Văn phòng công chứng và phòng công chứng có gì khác nhau?
Danh sách văn phòng công chứng Quận 3 hiện nay?
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều văn phòng công chứng và phòng công chứng đang hoạt động và cung cấp dịch vụ pháp lý.
Có thể tham khảo một số văn phòng công chứng trên địa bàn khu vực Quận 3 (gọi tắt là văn phòng công chứng Quận 3) như sau:
Văn phòng công chứng Văn Thị Mỹ Đức
Địa chỉ: 47E Nguyễn Thông, Phường 9, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng công chứng Châu Á
Địa chỉ: 44 Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng công chứng Nguyễn Thành Hưng
Địa chỉ: Số 4 Trần Quang Diệu, Phường 13, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Trên đây là thông tin tham khảo về một số văn phòng công chứng Quận 3.
Danh sách văn phòng công chứng quận 3 hiện nay? (Hình ảnh từ Internet)
Văn phòng công chứng và phòng công chứng có gì khác nhau?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Công chứng 2014 có nội dung:
Phòng công chứng
1. Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
2. Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.
Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
3. Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.
4. Phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
Tại Điều 22 Luật Công chứng 2014 sửa đổi tại khoản 9 Điều 73 Luật Giá 2023 quy định về văn phòng công chứng như sau:
Văn phòng công chứng
1. Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.
Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
2. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
3. Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
4. Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định.
Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
5. Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
Như vậy, so sánh hai quy định trên có thể thấy giữa phòng công chứng và văn phòng công chứng có nhiều sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, có thể dựa trên những điểm khác biệt nổi trội sau để phân biệt phòng công chứng và văn phòng công chứng:
(1) Về tư cách chủ thể:
Phòng công chứng được quy định là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập. Trong khi đó, văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động dưới loại hình doanh nghiệp là công ty hợp danh theo quy định của pháp luật công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
(2) Về tên gọi
Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.
Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Quyền của tổ chức hành nghề công chứng được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Luật Công chứng 2014 sửa đổi tại khoản 9 Điều 73 Luật Giá 2023 có quy định về quyền của tổ chức hành nghề công chứng như sau:
- Ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 34 Luật Công chứng 2014 và các nhân viên làm việc cho tổ chức mình.
- Thu phí công chứng, giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng, chi phí khác.
- Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.
- Được khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 Luật Công chứng 2014.
- Các quyền khác theo quy định của Luật Công chứng 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Luật Giá 2023 sẽ có hiệu lực từ 01/7/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?