Danh sách cán bộ công chức cấp xã sau sáp nhập phải đáp ứng chỉ tiêu biên chế ra sao? Số lượng cán bộ công chức cấp xã sau khi sáp nhập?
Danh sách cán bộ công chức cấp xã sau sáp nhập phải đáp ứng chỉ tiêu biên chế ra sao? Số lượng cán bộ công chức cấp xã sau khi sáp nhập?
Căn cứ theo tiểu mục 2.5 Mục 2 Phần II Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 nêu rõ:
II. VỀ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 02 CẤP
...
2. Về chính quyền địa phương cấp xã (xã, phường, đặc khu)
...
2.5. Về biên chế
- Chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có để bố trí biên chế cấp xã, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới; có thể tăng cường cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh về cấp xã.
- Trước mắt giữ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức của cấp huyện, cấp xã hiện có để bố trí làm việc tại cấp xã và thực hiện việc rà soát, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản theo đúng quy định của Chính phủ; dự kiến biên chế bình quân của mỗi cấp xã khoảng 32 biên chế (không bao gồm khối đảng, đoàn thể).
...
Như vậy, danh sách cán bộ công chức cấp xã sau sáp nhập phải đáp ứng các tiêu chí sau:
(1) Thứ nhất, về số lượng
+ Giữ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức của cấp huyện, cấp xã hiện có để bố trí làm việc tại cấp xã.
+ Dự kiến biên chế bình quân của mỗi cấp xã khoảng 32 biên chế (không bao gồm khối đảng, đoàn thể).
(2) Thứ hai, về hướng sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức cấp xã sau sáp nhập và chính sách
+ Chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có để bố trí biên chế cấp xã, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới
Lưu ý: có thể tăng cường cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh về cấp xã.
+ Thực hiện việc rà soát, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản theo đúng quy định của Chính phủ
Trên đây là thông tin về "Danh sách cán bộ công chức cấp xã sau sáp nhập phải đáp ứng chỉ tiêu biên chế ra sao? Số lượng cán bộ công chức cấp xã sau khi sáp nhập?"
Danh sách cán bộ công chức cấp xã sau sáp nhập phải đáp ứng chỉ tiêu biên chế ra sao? Số lượng cán bộ công chức cấp xã sau khi sáp nhập? (Hình từ Internet)
Số lượng cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh sau sáp nhập phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo tiểu mục 1.3 Mục 1 Phần II Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 nêu rõ:
II. VỀ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 02 CẤP
1. Chính quyền địa phương cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)
...
1.3. Về biên chế
Số lượng cán bộ, công chức, viên chức của ĐVHC cấp tỉnh sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số cán bộ, công chức, viên chức (số có mặt) của cấp tỉnh trước sắp xếp và thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ theo lộ trình, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản số lượng biên chế thực hiện theo đúng quy định. Sau khi chính quyền địa phương cấp tỉnh đi vào hoạt động, Chính phủ giao Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh để xây dựng vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền giao biên chế cho địa phương.
Như vậy, số lượng cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh sau sáp nhập tối đa không vượt quá tổng số cán bộ, công chức, viên chức (số có mặt) của cấp tỉnh trước sắp xếp và thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ theo lộ trình, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản số lượng biên chế thực hiện theo đúng quy định
Số lượng chức danh lãnh đạo xã sau sáp nhập được quy định ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 2.2 Mục 2 Phần II Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 quy định số lượng chức danh lãnh đạo xã sau sáp nhập như sau:
Thực hiện chủ trương của cấp có thẩm quyền về việc bố trí chức danh lãnh đạo cấp xã kiêm nhiệm chức danh người đứng đầu các cơ quan tham mưu, giúp việc cho cấp ủy, mặt trận tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền để tăng số lượng công chức làm việc trực tiếp giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp, đề nghị các địa phương thực hiện như sau:
- Lãnh đạo HĐND cấp xã gồm Chủ tịch (chức danh kiêm nhiệm) và 01 Phó Chủ tịch (chức danh chuyên trách).
- Lãnh đạo UBND cấp xã gồm Chủ tịch (chức danh chuyên trách) và 02 Phó Chủ tịch (01 Phó Chủ tịch kiêm nhiệm chức danh Chánh Văn phòng HĐND và UBND; 01 Phó Chủ tịch kiêm nhiệm chức danh Giám đốc Trung tâm phục vụ hành chính công).
- Các Ban của HĐND có Trưởng ban (chức danh kiêm nhiệm) và 01 Phó Trưởng ban (chức danh chuyên trách).
- Các phòng và tương đương của UBND có Trưởng phòng (chức danh chuyên trách hoặc do Phó Chủ tịch UBND kiêm nhiệm) và 01 cấp phó (chức danh chuyên trách).
Đối với trường hợp ĐVHC cấp xã giữ nguyên (không sắp xếp) và không tổ chức các phòng chuyên môn thì số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp xã có thể bố trí tăng thêm 01 Phó Chủ tịch để bảo đảm vai trò lãnh đạo, điều hành của chính quyền trong việc phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Giao địa phương căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ chủ động sắp xếp, bố trí sử dụng lãnh đạo kiêm nhiệm hoặc giảm cấp phó các phòng, ban chuyên môn để tăng số lượng công chức làm việc trực tiếp đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân của ĐVHC cấp xã mới.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Trình tự, thủ tục tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật mới nhất 2025? Hồ sơ tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật?
- Thủ tục quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan 2025?
- Lịch triển lãm Doraemon 2025 TPHCM và một số tỉnh trên cả nước? Triển lãm Doraemon ở đâu? Triển lãm là gì?
- Tiếp nhận, xử lý thông tin về tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm theo Nghị định 77 ra sao?
- Thủ tục cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai tại cấp trung ương năm 2025 thực hiện như thế nào?