Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn như thế nào?
- Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn như thế nào?
- Nguyên tắc xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn như thế nào?
- Mã số ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định thế nào?
Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn như thế nào?
Tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BNNPTNT quy định về danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thông.
>> Tải danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tại đây.
Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn như thế nào? (Hình từ internet)
Nguyên tắc xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 06/2023/TT-BNNPTNT, quy định nguyên tắc xác định vị trí việc làm như sau:
Nguyên tắc xác định vị trí việc làm
1. Vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được xác định trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức.
2. Gắn với tiêu chuẩn ngạch công chức, đảm bảo nguyên tắc một người có thể đảm nhiệm nhiều việc, nhưng một việc chỉ do một tổ chức, một người chủ trì và chịu trách nhiệm chính.
3. Mỗi vị trí việc làm có tên gọi, các công việc và tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc, các mối quan hệ trong công việc, phạm vi và quyền hạn, các yêu cầu về phẩm chất cá nhân, trình độ, năng lực.
4. Bảo đảm thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật chuyên ngành.
Liên hệ tại Điều 3 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức như sau:
Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức
1. Tuân thủ các quy định của Đảng, của pháp luật về vị trí việc làm, quản lý, sử dụng biên chế công chức.
2. Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức.
3. Bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức với sử dụng và quản lý biên chế công chức.
4. Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và phù hợp với thực tiễn.
5. Gắn tinh giản biên chế với việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong các cơ quan, tổ chức.
Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên thì nguyên tắc xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm có như sau:
- Vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được xác định trên cơ sở nguyên tắc sau:
+ Tuân thủ các quy định của Đảng, của pháp luật về vị trí việc làm, quản lý, sử dụng biên chế công chức.
+ Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức.
+ Bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức với sử dụng và quản lý biên chế công chức.
+ Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và phù hợp với thực tiễn.
+ Gắn tinh giản biên chế với việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong các cơ quan, tổ chức.
- Gắn với tiêu chuẩn ngạch công chức, đảm bảo nguyên tắc một người có thể đảm nhiệm nhiều việc, nhưng một việc chỉ do một tổ chức, một người chủ trì và chịu trách nhiệm chính.
- Mỗi vị trí việc làm có tên gọi, các công việc và tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc, các mối quan hệ trong công việc, phạm vi và quyền hạn, các yêu cầu về phẩm chất cá nhân, trình độ, năng lực.
- Bảo đảm thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật chuyên ngành.
Mã số ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định mã số các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:
Mã số các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
1. Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm dịch động vật
a) Kiểm dịch viên chính động vật
Mã số: 09.315
b) Kiểm dịch viên động vật
Mã số: 09.316
c) Kỹ thuật viên kiểm dịch động vật
Mã số: 09.317
2. Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm dịch thực vật
a) Kiểm dịch viên chính thực vật
Mã số: 09.318
b) Kiểm dịch viên thực vật
Mã số: 09.319
c) Kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật
Mã số: 09.320
3. Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm soát đê điều
a) Kiểm soát viên chính đê điều
Mã số: 11.081
b) Kiểm soát viên đê điều
Mã số: 11.082
c) Kiểm soát viên trung cấp đê điều
Mã số: 11.083
4. Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm lâm
a) Kiểm lâm viên chính
Mã số: 10.225
b) Kiểm lâm viên
Mã số: 10.226
c) Kiểm lâm viên trung cấp
Mã số: 10.228
5. Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm ngư
a) Kiểm ngư viên chính
Mã số: 25.309
b) Kiểm ngư viên
Mã số: 25.310
c) Kiểm ngư viên trung cấp
Mã số: 25.311
6. Các ngạch công chức chuyên ngành thuyền viên kiểm ngư
a) Thuyền viên kiểm ngư chính
Mã số: 25.312
b) Thuyền viên kiểm ngư
Mã số: 25.313
c) Thuyền viên kiểm ngư trung cấp
Mã số: 25.314
Như vậy, mã số các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định như đã nêu trên.
Thông tư 06/2023/TT-BNNPTNT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?