Danh mục chứng từ kế toán năm 2024 gồm những gì? Phương pháp lập Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc ra sao?
Danh mục chứng từ kế toán năm 2024 gồm những gì?
Tổng hợp danh mục chứng từ kế toán được quy định cụ thể tại Hướng dẫn 47/HD-TLĐ năm 2021 thực hiện quy chế quản lý tài chính, tài sản công đoàn và chế độ kế toán đối với công đoàn cơ sở do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành như sau:
TT | Tên chứng từ | Số hiệu | Ghi chú |
1 | Phiếu thu | C40-BB | Mẫu bắt buộc |
2 | Phiếu chi | C41-BB | Mẫu bắt buộc |
3 | Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng | C43-BB | Mẫu bắt buộc |
4 | Biên lai thu tiền | C45-BB | Mẫu bắt buộc |
5 | Bảng thanh toán phụ cấp cán bộ công đoàn. | C05-HD | |
6 | Biên bản kiểm quỹ tiền mặt | C34-HD | |
7 | Bảng kê chi tiền cho người dự hội thảo, tập huấn | C40-HD | |
8 | Phiếu thăm hỏi đoàn viên | C11-TLĐ | |
9 | Giấy đề nghị trợ cấp khó khăn | C12-TLĐ | |
10 | Quyết định trợ cấp khó khăn | C13-TLĐ | |
11 | Giấy đề nghị đóng KPCĐ | C16-TLĐ | |
12 | Bản xác nhận về việc đóng KPCĐ | C17-TLĐ | |
13 | Biên bản bàn giao tài chính công đoàn | C18-TLĐ |
Danh mục chứng từ kế toán năm 2024 gồm những gì? Phương pháp lập Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc ra sao? (Hình từ Internet)
Phương pháp lập Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc ra sao?
Căn cứ hướng dẫn lập chứng từ bắt buộc tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Hướng dẫn 47/HD-TLĐ năm 2021, phương pháp lập Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc như sau:
(1) Phiếu thu - Mẫu số C40-BB
Phiếu thu phải đóng thành quyển, số Phiếu thu phải đánh liên tục trong 1 kỳ kế toán.
Góc trên, bên trái của phiếu thu phải ghi rõ tên đơn vị, mã đơn vị sử dụng ngân sách.
Ghi rõ ngày, tháng, năm lập Phiếu; ngày, tháng, năm thu tiền.
- Ghi rõ họ tên, địa chỉ người nộp tiền.
- Dòng “Nội dung”: Ghi rõ nội dung nộp tiền.
- Dòng “Số tiền”: Ghi số tiền nộp quỹ bằng số và bằng chữ, ghi rõ đơn vị tính là đồng Việt Nam hay đơn vị tiền tệ khác.
- Dòng tiếp theo ghi chứng từ kế toán khác kèm theo Phiếu thu.
Kế toán lập Phiếu thu ghi đầy đủ các nội dung và ký vào Phiếu thu, sau đó chuyển cho kế toán trưởng soát xét, thủ trưởng đơn vị ký duyệt, chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sau khi đã nhận đủ số tiền, thủ quỹ ghi số tiền thực tế nhập quỹ vào Phiếu thu trước khi ký tên.
Phiếu thu được lập thành 3 liên:
Liên 1 lưu ở nơi lập phiếu.
Liên 2 thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ và chuyển cho kế toán cùng với chứng từ kế toán khác để ghi sổ kế toán.
Liên 3 giao cho người nộp tiền.
Trường hợp người nộp tiền là đơn vị hoặc cá nhân ở bên ngoài đơn vị thì liên giao cho người nộp tiền phải đóng dấu đơn vị.
Chú ý: Nếu là thu ngoại tệ phải ghi rõ tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm nhập quỹ để tính ra tổng số tiền theo đơn vị đồng Việt Nam để ghi sổ.
Nếu các đơn vị công đoàn cơ sở không bố trí đủ nhân lực kế toán thì kế toán sẽ thực hiện ký cả người lập phiếu và kế toán.
(2) Phiếu chi - Mẫu số C41-BB
Phiếu chi phải đóng thành quyển; Số Phiếu chi phải đánh liên tục trong 1 kỳ kế toán.
Góc trên, bên trái của Phiếu chi ghi rõ tên đơn vị, mã đơn vị sử dụng ngân sách.
Ghi rõ ngày, tháng, năm lập Phiếu; ngày, tháng, năm chi tiền.
- Ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận tiền.
- Dòng “Nội dung” ghi rõ nội dung chi tiền.
- Dòng “Số tiền”: Ghi số tiền xuất quỹ bằng số hoặc bằng chữ, ghi rõ đơn vị tính là đồng Việt Nam, hay đơn vị tiền tệ khác.
- Dòng tiếp theo ghi số hoặc loại chứng từ kế toán khác kèm theo Phiếu chi.
Kế toán lập Phiếu chi ghi đầy đủ các nội dung và ký vào từng liên, chuyển cho kế toán trưởng soát xét và thủ trưởng đơn vị ký duyệt, sau đó chuyển cho thủ quỹ để xuất quỹ. Sau khi nhận đủ số tiền, người nhận tiền phải ghi số tiền đã nhận bằng số và bằng chữ, ký, ghi rõ họ tên vào Phiếu chi.
Phiếu chi được lập thành 3 liên:
Liên 1 lưu ở nơi lập phiếu.
Liên 2 thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ và chuyển cho kế toán cùng với chứng từ kế toán khác để ghi sổ kế toán.
Liên 3 giao cho người nhận tiền.
Đối với liên dùng để giao dịch thanh toán với bên ngoài thì phải đóng dấu của đơn vị.
Chú ý: Nếu là chi ngoại tệ phải ghi rõ tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm xuất quỹ để tính ra tổng số tiền theo đơn vị đồng Việt Nam ghi sổ.
Nếu các đơn vị công đoàn cơ sở không bố trí đủ nhân lực kế toán thì kế toán sẽ thực hiện ký cả người lập phiếu và kế toán.
>> Xem thêm phương pháp lập Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc khác: Tải
Đơn vị kế toán được tự thiết kế chứng từ kế toán của đơn vị từ 01/01/2025 theo Thông tư 24/2024/TT-BTC đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 24/2024/TT-BTC quy định về chứng từ kế toán như sau:
Quy định về chứng từ kế toán
1. Các đơn vị kế toán được tự thiết kế chứng từ kế toán của đơn vị để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh phù hợp yêu cầu quản lý, đảm bảo đủ các thông tin phục vụ hạch toán kế toán, trừ trường hợp đã có quy định mẫu biểu chứng từ kế toán tại các văn bản pháp luật có liên quan. Chứng từ kế toán do đơn vị tự thiết kế phải phản ánh đúng bản chất của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, tuân thủ các nội dung quy định tại Luật Kế toán, phù hợp với thông tin cần ghi sổ kế toán và yêu cầu quản lý của đơn vị.
2. Trường hợp đơn vị kế toán, đơn vị hạch toán phụ thuộc (sau đây gọi tắt là đơn vị) sử dụng các chứng từ kế toán in sẵn, thì phải thực hiện bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát. Đối với loại chứng từ kế toán được cơ quan có thẩm quyền quy định phải quản lý riêng biệt, chặt chẽ như tiền, thì đơn vị phải thực hiện đúng quy trình quản lý, đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì từ 01/01/2025 các đơn vị kế toán được tự thiết kế chứng từ kế toán của đơn vị để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh phù hợp yêu cầu quản lý, đảm bảo đủ các thông tin phục vụ hạch toán kế toán, trừ trường hợp đã có quy định mẫu biểu chứng từ kế toán tại các văn bản pháp luật có liên quan.
*Lưu ý: Chứng từ kế toán do đơn vị tự thiết kế phải phản ánh đúng bản chất của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, tuân thủ các nội dung quy định tại Luật Kế toán 2015, phù hợp với thông tin cần ghi sổ kế toán và yêu cầu quản lý của đơn vị.
Thông tư 24/2024/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 và áp dụng từ năm tài chính 2025.
Các văn bản mà Thông tư 24/2024/TT-BTC dẫn chiếu đến có bổ sung, sửa đổi, thay thế thì thực hiện theo văn bản mới đang có hiệu lực thi hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?