Danh mục bí mật nhà nước mức độ Mật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường bao gồm những gì?

Danh mục bí mật nhà nước mức độ Mật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường bao gồm những gì?

Danh mục bí mật nhà nước mức độ Mật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường bao gồm những gì?

Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 562/QĐ-TTg năm 2025, danh mục bí mật nhà nước mức độ Mật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường bao gồm:

(1) Về môi trường

- Kết quả, phương án xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường; ô nhiễm môi trường xuyên biên giới; ô nhiễm môi trường biển do sự cố tràn dầu, hóa chất độc và sự cố môi trường biển có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội chưa công khai;

- Tài liệu, mẫu vật thu thập qua điều tra, số liệu tổng hợp tuyệt đối toàn quốc về hậu quả chiến tranh hóa học đối với con người và môi trường Việt Nam chưa công khai.

(2) Về khí tượng thủy văn

- Kết quả điều tra cơ bản về khí tượng, thủy văn, hải văn sử dụng ngân sách nhà nước phục vụ mục đích, quốc phòng, an ninh đang xử lý chưa công khai;

- Vị trí và trị số độ cao các mốc chính của trạm khí tượng thủy văn, hải văn và tài nguyên nước; số liệu độ cao và số không tuyệt đối của các mốc hải văn phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.

(3) Về đo đạc và bản đồ

- Hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia bao gồm số liệu gốc của hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia, hệ trọng lực quốc gia, độ sâu quốc gia;

- Dữ liệu ảnh hàng không gồm phim, ảnh hàng không kỹ thuật số; dữ liệu đám mây điểm và sản phẩm quét phim, ảnh hàng không kèm theo số liệu xác định tọa độ tâm ảnh có số lượng tờ liên kết bằng diện tích lớn hơn 800 km2 ở thực địa;

- Lớp dữ liệu địa hình của cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia các tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000, 1:25.000, 1:100.000 có diện tích liên kết lớn hơn 200 km2 trên thực địa ở khu vực ngoài đô thị hoặc 400 km2 ở khu vực đô thị; mô hình số độ cao với độ chính xác đến 07 m có diện tích liên kết lớn hơn 200 km2 trên thực địa ở khu vực ngoài đô thị hoặc 400 km2 ở khu vực đô thị.

(4) Về biển và hải đảo

- Văn bản xin chủ trương của lãnh đạo Đảng, Nhà nước về việc khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo ở vùng biển sâu, tài nguyên mới có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh chưa công khai;

- Tọa độ, trữ lượng và tài nguyên cấp 333 trở lên các mỏ khoáng sản kim loại quý hiếm, đá quý ở vùng biển nông chưa công khai;

- Các số liệu, tài liệu thuộc hồ sơ quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch không gian biển quốc gia và quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa công khai;

- Tài liệu về cơ sở khoa học cho việc đặt tên các hải đảo chưa công khai;

- Kết quả, phương án khai thác, phương tiện nghiên cứu, điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo sử dụng ngân sách nhà nước liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa công khai.

(5) Về địa chất và khoáng sản

- Các bản đồ và tài liệu nguyên thủy kèm theo của phương pháp trọng lực có chứa đồng thời các thông tin về giá trị đo trọng lực và vị trí điểm đo trọng lực;

- Tài liệu nguyên thủy có chứa các thông tin về tọa độ, số lượng, chất lượng các loại khoáng sản thuộc đề án đánh giá tiềm năng khoáng sản chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Thông tin, dữ liệu, số liệu trong quá trình điều tra đánh giá; kết quả của đề án điều tra đánh giá, đề án thăm dò khoáng sản phóng xạ uran, thori, khoáng sản đất hiếm chưa công khai.

*Trên đây là "Danh mục bí mật nhà nước mức độ Mật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường bao gồm những gì?"

Danh mục bí mật nhà nước mức độ Mật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường bao gồm những gì?

Danh mục bí mật nhà nước mức độ Mật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường bao gồm những gì? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học?

Căn cứ tại khoản 24 Điều 2 Nghị định 35/2025/NĐ-CP, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học được quy định như sau:

- Tổ chức lập, trình phê duyệt, công bố, tổ chức thực hiện và đánh giá việc thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia theo quy định của pháp luật;

- Chỉ đạo, hướng dẫn việc thành lập, quản lý khu di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn biển, hành lang đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, cảnh quan sinh thái quan trọng, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;

- Chủ trì tổ chức lập dự án, trình phê duyệt thành lập, tổ chức quản lý sau khi được phê duyệt đối với khu di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, cảnh quan sinh thái quan trọng, khu bảo tồn biển có diện tích thuộc địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên theo quy định của pháp luật;

- Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền danh mục và chế độ quản lý, bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ; hướng dẫn quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen; lập danh mục và hướng dẫn công tác ngăn ngừa loài ngoại lai xâm hại; hướng dẫn việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen, thu thập, lưu trữ nguồn gen, bảo tồn quỹ gen theo quy định của pháp luật;

- Chỉ đạo, hướng dẫn phân loại, quản lý, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các hệ sinh thái tự nhiên; công tác điều tra, đánh giá, lập, tổ chức thẩm định, ban hành danh mục, chế độ bảo tồn và sử dụng bền vững, chi trả dịch vụ hệ sinh thái đối với các vùng đất ngập nước quan trọng; chỉ đạo, hướng dẫn việc tiếp cận cảnh quan, xác lập, quản lý, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên quan trọng theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn, tổ chức điều tra cơ bản, quan trắc, kiểm kê, thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu, báo cáo về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động đăng ký, công nhận, cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật.

Thế nào là bí mật nhà nước?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, bí mật nhà nước được quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.
...

Như vậy, theo quy định nêu trên thì bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Danh mục bí mật nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Danh mục bí mật nhà nước mức độ Mật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường bao gồm những gì?
Pháp luật
Danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước bao gồm những nội dung nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Danh mục bí mật nhà nước
24 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Danh mục bí mật nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Danh mục bí mật nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào