Đảng viên có được tự ý ứng cử hoặc đề cử người khác vào các chức danh của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội không?
Đảng viên không được nói, viết những điều trái với cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng?
Theo Điều 1 Quy định 37-QĐ/TW năm 2021 của Ban chấp hành Trung ương quy định về những điền Đảng viên không được làm như sau:
“Điều 1. Nói, viết, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quy chế, quyết định của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép.”
Ngoài ra Điều này cũng được hướng dẫn tại Điều 1 Hướng dẫn 02-HD/UBKTTW năm 2021 của Ban chấp hành Trung ương hướng dẫn về việc thực hiện quy định về những điều Đảng viên không được làm như sau:
- Phát ngôn, trả lời phỏng vấn, viết bài cho báo chí, trang thông tin điện tử (kể cả báo chí nước ngoài), sử dụng không gian mạng để đăng tải, bình luận, chia sẻ thông tin những nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, quyết định, kết luận của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Thực hiện không nghiêm, không đúng, không đầy đủ hoặc không chỉ đạo, triển khai thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, quyết định, kết luận của Đảng, của tổ chức đảng cấp trên và cấp mình.
- Làm những việc pháp luật cấm hoặc pháp luật chưa quy định khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Đảng viên có được tự ý ứng cử hoặc đề cử người khác vào các chức danh của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội không?
Đảng viên có được ứng cử vào Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội không?
Theo Điều 2 Hướng dẫn 02-HD/UBKTTW năm 2021 của Ban chấp hành Trung ương có hướng dẫn về nội dung như sau:
Đảng viên không được:
- Không chấp hành hoặc chấp hành không đúng, không đầy đủ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng.
- Tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử người khác vào các chức danh của tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ mà theo quy định phải do cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền giới thiệu.
Như vậy, Đảng viên không được tự ứng cử vào các chức danh cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội khi không được cấp ủy hoặc tổ chức đảng có thẩm quyền giới thiệu. Ngoài ra, Đảng viên cũng không được nhận đề cử và đề cử người khác vào các chức danh tổ chức nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội khi không được cấp ủy hoặc tổ chức đảng có thẩm quyền cho phép.
Đảng viên có được quyền “giữ im lặng” trước những cái sai của người khác hay không?
Theo Điều 3 Hướng dẫn dẫn 02-HD/UBKTTW năm 2021 của Ban chấp hành Trung ương có hướng dẫn về hành vi sau đây thì Đảng viên sẽ không được làm:
- Phản bác, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, quyết định, kết luận của Đảng. Phai nhạt lý tưởng cách mạng, dao động, hoài nghi; phụ họa theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái, đòi thực hiện "tam quyền phân lập", "xã hội dân sự", "đa nguyên, đa đảng", đòi "phi chính trị hóa lực lượng vũ trang"...; giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm, không đầy đủ trách nhiệm nêu gương theo quy định của Đảng. Thâu tóm quyền lực, lấy danh nghĩa tập thể để áp đặt, hợp thức hóa quyết định sai trái của cá nhân. Cơ hội, vụ lợi, đặt lợi ích của cá nhân lên trên lợi ích của tập thể. Chạy theo mục tiêu trước mắt, trong ngắn hạn để thu vén lợi ích cho bản thân, gia đình, cho nhóm lợi ích mà bỏ qua những mục tiêu, lợi ích dài hạn của tập thể, cộng đồng và đất nước.
- Đoàn kết xuôi chiều, nể nang, né tránh, ngại va chạm, im lặng, không đấu tranh hoặc phụ họa theo ý kiến, quan điểm sai trái, lệch lạc; bao che, giấu diếm vi phạm, khuyết điểm của bản thân, của người khác hoặc của tổ chức; không bảo vệ nhân tố tích cực, cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung.
- Độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ, không tôn trọng ý kiến của tập thể. Quan liêu, xa rời thực tế, không sâu sát công việc, không nắm chắc tình hình trong cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị. Không gần gũi, tôn trọng, lắng nghe ý kiến góp ý của đồng nghiệp tại cơ quan, đơn vị và của quần chúng nhân dân; không giữ mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú.
Như vậy, khi phát hiện vi phạm của cá nhân hoặc tổ chức khác thì Đảng viên không được phép im lặng, đoàn kết xuôi chiều do ngại va chạm hoặc né tránh. Bên cạnh đó, Đảng viên cũng không được phép bao che, giấu diếm vi phạm, khuyết điểm của bản thân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?