Đảng viên chạy chức, chạy quyền để bố trí cán bộ không đủ tiêu chuẩn gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc cách chức?
- Đảng viên vi phạm về chống chạy chức, chạy quyền gây hậu quả ít nghiêm trọng thì xử lý như thế nào?
- Đảng viên tái phạm hoặc vi phạm lần đầu về quy định chống chạy chức, chạy quyền gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý thế nào?
- Xử lý kỷ luật Đảng viên bằng hình thức khai trừ như thế nào?
- Kỷ luật Đảng có bao nhiêu hình thức?
Đảng viên vi phạm về chống chạy chức, chạy quyền gây hậu quả ít nghiêm trọng thì xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 30 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về vi phạm quy định về chống chạy chức, chạy quyền đối với Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng như sau:
"Điều 30, Vi phạm quy định về chống chạy chức, chạy quyền
1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Tiếp cận, thiết lập quan hệ, tặng quà người có trách nhiệm, chức vụ, quyền hạn hoặc người có liên quan để được ưu ái, ủng hộ nhằm mục đích có được vị trí công tác, chức vụ, quyền hạn.
b) Tác động, mua chuộc, gây sức ép với người có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc giới thiệu, bổ nhiệm mình hoặc người khác vào vị trí, chức vụ có lợi cho cá nhân.
c) Đặt điều kiện, gây sức ép với người có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc giới thiệu, đề cử, bổ nhiệm mình.
d) Mặc cả, đặt điều kiện, đòi hỏi không chính đáng với tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm để được sắp xếp vào chức vụ, vị trí công tác.
d) Can thiệp, tác động, gây áp lực để người khác quyết định hoặc tham mưu, đề xuất, nhận xét, đánh giá, biểu quyết, bỏ phiếu giới thiệu nhân sự theo mục đích cá nhân.
e) Trì hoãn, không thực hiện hoặc chọn thời điểm có lợi với nhân sự theo ý mình để thực hiện quy trình công tác cán bộ."
Như vậy, Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp trên gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách được quy định như trên.
Đảng viên chạy chức, chạy quyền để bố trí cán bộ không đủ tiêu chuẩn gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc cách chức? (Hình từ internet)
Đảng viên tái phạm hoặc vi phạm lần đầu về quy định chống chạy chức, chạy quyền gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 30 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về hành vi chạy chức, chạy quyền gây hậu quả nghiêm trọng bị như sau:
"Điều 30, Vi phạm quy định về chống chạy chức, chạy quyền
...
2. Trường hợp đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Không chỉ đạo xem xét, xử lý kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội về hành vi tiêu cực trong công tác cán bộ hoặc bao che, tiếp tay cho hành vi tiêu cực này.
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thao túng, bao che hành vi tiêu cực trong đánh giá cán bộ, bố trí, bổ nhiệm cán bộ, bầu cử, quyết định không đúng cho người khác có được vị trí, chức vụ, quyền lợi trái quy định.
c) Can thiệp, tác động trái quy định vào công tác cán bộ; bổ nhiệm, bố trí cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, theo quy định. Để cho người khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để bố trí, bổ nhiệm cán bộ.
d) Thiếu trách nhiệm trong việc xử lý cán bộ, đảng viên có hành vi tiêu cực trong bố trí, bổ nhiệm cán bộ hoặc không kiến nghị, xem xét xử lý theo quy định đối với hành vi tiêu cực này.
đ) Bao che, không xử lý, không giải quyết khiếu nại, tố cáo tổ chức đảng, đảng viên có hành vi tiêu cực trong bố trí, bổ nhiệm cán bộ.
e) Tặng, nhận quà biểu cho người có trách nhiệm hoặc người có liên quan quyết định đến việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật."
Như vậy, căn cứ điểm c khoản 2 Điều 30 quy định đối với Đảng viên bổ nhiệm, bố trí cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, theo quy định sẽ sử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức như trên.
Xử lý kỷ luật Đảng viên bằng hình thức khai trừ như thế nào?
Căn cứu khoản 3 Điều 30 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về vi phạm quy định về chống chạy chức, chạy quyền như sau:
"Điều 30, Vi phạm quy định về chống chạy chức, chạy quyền
...
3. Kỷ luật bằng hình thức khai trừ trong trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đưa, nhận hối lộ để được bố trí, bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm, bố trí nhiều cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện gây hậu quả rất nghiêm trọng."
Kỷ luật Đảng có bao nhiêu hình thức?
Căn cứ Điều 10 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 quy định về hình thức kỷ luật của Đảng được quy định như sau:
"Điều 10. Hình thức kỷ luật của Đảng
1. Đối với tổ chức đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
2. Đối với đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.
3. Đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo."
Như vậy, có 03 hình thức xử lý kỷ luật Đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?