Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam 2023 có bao nhiêu đại biểu tham dự? Thời gian diễn ra Đại hội ra sao?
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam 2023 có bao nhiêu đại biểu tham dự?
Căn cứ Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023, Đại hội Công đoàn Việt Nam XIII là sự kiện chính trị quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân, viên chức, lao động, khẳng định vai trò, vị trí của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam trong bối.
Theo thông tin từ Hội nghị Báo cáo viên tháng 11/2023 để cung cấp thông tin cho đội ngũ báo cáo viên các cấp và định hướng tuyên truyền Đại hội Công đoàn Việt Nam 2023 ngày 16/11/2023, Đại hội Công đoàn Việt Nam 2023 lần thứ XIII có 1.100 đại biểu tham dự chính thức.
Những đại biểu tham dự này sẽ đại diện cho 11 triệu đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động cả nước; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương và đại diện các tổ chức công đoàn quốc tế.
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam 2023 có bao nhiêu đại biểu tham dự? Thời gian diễn ra Đại hội ra sao? (Hình từ Internet)
Thời gian diễn ra Đại hội Công đoàn Việt Nam 2023 ra sao?
Căn cứ Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023, nội dung tại Hội nghị ngày 16/11/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Đại hội Công đoàn Việt Nam 2023 được tổ chức từ ngày 01 - 03/12/2023 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Thủ đô Hà Nội.
Theo đó, Đại hội sẽ có một số nội dung chính sau:
- Thảo luận, thông qua báo cáo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII, nhiệm kỳ 2018 - 2023, trình Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam;
- Quyết định các chỉ tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp trong nhiệm kỳ 2023 - 2028;
- Thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa đổi, bổ sung);
- Bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII;
- Tổng hợp kiến nghị của đoàn viên công đoàn, người lao động cả nước với Đảng, với Nhà nước về những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động.
- Đại hội biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội, bế mạc Đại hội.
Tên gọi của Công đoàn Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1929 đến nay ra sao?
Căn cứ đề cương tuyên truyền Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam 2023 được ban hành kèm theo Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023.
Vào năm 1929, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng triệu tập Đại hội tại nhà số 15 phố Hàng Nón, thành phố Hà Nội.
Đại hội thông qua Chương trình, Điều lệ của Công hội, quyết định ra Báo Lao động và Tạp chí Công hội đỏ.
Tính đến năm 2023, Công đoàn Việt Nam đã có các tên gọi như sau:
- Công hội Đỏ (1929 - 1935), đã tích cực tuyên truyền, vận động, tổ chức, lãnh đạo công nhân đấu tranh chống áp bức bóc lột, đấu tranh cách mạng để giành độc lập cho dân tộc. Các cuộc đấu tranh đã thu hút đông đảo công nhân của nhiều ngành ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Biên Hoà, Hà Tiên, Pleiku, Sài Gòn, Gia Định, Quảng Nam... tham gia và giành được những thắng lợi nhất định.
- Nghiệp đoàn Ái hữu (1936 - 1939), mục tiêu của Nghiệp đoàn Ái hữu là đòi tự do nghiệp đoàn, đòi thực hiện dân sinh dân chủ, nhằm tập hợp quần chúng rộng rãi... từ năm 1936 - 1939, có hàng vạn cuộc đấu tranh của công nhân buộc thực dân Pháp phải chấp nhận một số yêu cầu: tăng lương, giảm giờ làm, tự do hoạt động nghiệp đoàn, tự do hội họp, chống chủ sa thải và đánh đập công nhân.
- Hội Công nhân phản đế (1939 -1941), với nhiệm vụ là đấu tranh bảo vệ lợi ích hàng ngày của công nhân, làm cách mạng lật đổ chính quyền thực dân và phong kiến, giải phóng giai cấp và dân tộc, lãnh đạo các cuộc bãi công.
- Hội Công nhân cứu quốc (1941 - 1946), dưới sự lãnh đạo của Đảng, với hình thức tổ chức thích hợp, mục tiêu đấu tranh rõ ràng, phong trào công nhân cứu quốc phát triển mạnh mẽ ở Bắc kỳ, Trung kỳ, nhất là ở các địa phương Hà Nội, Hải Phòng, Hòn Gai... Tháng 8/1945, giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã cùng với nhân dân cả nước đánh đổ phát xít Nhật và chính quyền phong kiến, giành độc lập dân tộc, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1946 - 1961), trước yêu cầu và nhiệm vụ mới của cách mạng, ngày 20/6/1946, Hội nghị Cán bộ công đoàn cứu quốc toàn quốc đã quyết định đổi tên “Hội công nhân cứu quốc” thành “Công đoàn” và thành lập “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”, công đoàn các cấp đã động viên công nhân tham gia chiến đấu, vận động công nhân xây dựng cơ sở sản xuất, phục vụ kháng chiến lâu dài, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
- Tổng Công đoàn Việt Nam (1961 - 1988), từ ngày 23 - 27/2/1961 Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ II được tổ chức tại Hà Nội. Đại hội đã quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam.
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1988 đến nay), Đại hội VI Công đoàn Việt Nam (họp từ ngày 17 - 20/10/1988) đã quyết định đổi tên Tổng Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Như vậy, Công đoàn đã có 07 tên gọi qua các thời kỳ, và hiện tại, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tên gọi của công đoàn Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?