Đã có Quyết định 914 áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc?
Đã có Quyết định 914 áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc?
Ngày 01/4/2025 Bộ Công Thương ban hành Quyết định 914/QĐ-BCT năm 2025 áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Đại Hàn Dân Quốc.
Theo Quyết định 914/QĐ-BCT năm 2025 áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung hoa (Trung Quốc) và Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc) được phân loại theo các mã HS như sau:
7210.41.11 | 7212.30.12 |
7210.41.12 | 7212.30.13 |
7210.41.19 | 7212.30.14 |
7210.49.11 | 7212.30.19 |
7210.49.14 | 7212.50.14 |
7210.49.15 | 7212.50.19 |
7210.49.16 | 7212.50.23 |
7210.49.17 | 7212.50.24 |
7210.49.18 | 7212.50.29 |
7210.49.19 | 7212.50.93 |
7210.50.00 | 7212.50.94 |
7210.61.11 | 7212.50.99 |
7210.61.12 | 7212.60.11 |
7210.61.19 | 7212.60.12 |
7210.69.11 | 7212.60.19 |
7210.69.19 | 7225.92.20 |
7210.90.10 | 7225.92.90 |
7210.90.90 | 7226.99.11 |
7212.30.11 | 7226.99.91 |
Đã có Quyết định 914 áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ CHND Trung Hoa và Đại Hàn Dân Quốc (Hình từ Internet)
Đặc tính cơ bản của sản phẩm thép mạ bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời là gì?
Theo Mục 1 Thông báo áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời là sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Cộng hóa Nhân dân Trung hoa và Đại Hàn Dân Quốc kèm theo Quyết định 914/QĐ-BCT năm 2025, hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời là sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc có các đặc tính cơ bản sau:
- Tên hàng hóa: Thép mạ (tôn mạ)
- Mô tả: Hàng hóa thuộc đối tượng áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời là một số sản phẩm thép carbon cán phẳng ở dạng cuộn và không phải dạng cuộn, chứa hàm lượng carbon dưới 0,60% tính theo khối lượng, đã dát phủ, tráng, mạ hay phủ kim loại chống ăn mòn như kẽm hoặc nhôm, hoặc các hợp kim gốc sắt, bất kể độ dày và chiều rộng.
- Các sản phẩm thép được phủ, mạ hoặc tráng bằng crom hoặc oxit crom không thuộc phạm vi áp dụng thuế chống bán phá giá. Các sản phẩm thép mạ kẽm hoặc hợp kim nhôm kẽm hoặc hợp kim kẽm nhôm magiê được phủ thêm lớp crom hoặc oxit crom thuộc phạm vi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.
- Các sản phẩm thép được phủ, mạ hoặc tráng kẽm bằng phương pháp điện phân không thuộc phạm vi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.
- Các sản phẩm là thép không gỉ không thuộc phạm vi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.
Theo đó, sản phẩm thép mạ xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc có các đặc tính và mã HS nêu trên, thuộc đối bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.
Điều kiện và nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu 2016, quy định về khái niệm thuế chống bán phá giá như sau:
Giải thích từ ngữ
...
5. Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
...
Căn cứ tại khoản 1, khoản 2 Điều 12 Luật Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu 2016 quy định:
Thuế chống bán phá giá
1. Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá:
a) Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;
b) Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
2. Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá:
a) Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;
b) Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật;
c) Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam;
d) Việc áp dụng thuế chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước.
Theo đó, điều kiện áp dụng và nguyên tắc áp dụng thuế chống bán giá giá được quy định như sau:
(1) Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá:
- Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;
- Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
(2) Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá:
- Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;
- Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật;
- Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam;
- Việc áp dụng thuế chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước.
Lưu ý: Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có thể được gia hạn.



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sáp nhập xã: Cán bộ xã tự nguyện nghỉ việc sẽ được hưởng chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định 29 trong trường hợp nào?
- 10 Mẫu viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu có sử dụng phép nhân hóa và so sánh hay? Yêu cầu nhận biết tác dụng phép nhân hoá, so sánh?
- Con số may mắn hôm nay 4 4 2025? Con số may mắn ngày 4 4 2025? Các con số may mắn tài lộc hôm nay theo 12 con giáp?
- Viết về ngôi nhà trong tương lai bằng tiếng Anh ngắn gọn lớp 6? Viết đoạn văn về ngôi nhà trong tương lai bằng tiếng Anh ngắn gọn?
- Nguồn vốn được ngân hàng nhà nước dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù theo Nghị định 27 là nguồn vốn nào?