Cúng rằm thắp bao nhiêu cây nhang? Cúng rằm bao nhiêu chén chè? Mâm cúng rằm tháng 2 Âm lịch gồm những gì?
Cúng rằm thắp bao nhiêu cây nhang?
Số lượng nhang cần thắp khi cúng rằm là điều nhiều người quan tâm, vậy cúng rằm thắp bao nhiêu cây nhang là đúng chuẩn? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho bạn đọc cúng rằm thắp bao nhiêu cây nhang?
Rằm là ngày 15 âm lịch hàng tháng. Theo quan niệm dân gian đây là ngày trăng tròn, soi sáng mặt đất khiến âm dương hài hòa. Vào ngày rằm, người ta thường chuẩn bị mâm cúng nhằm cầu mong bình an từ tổ tiên và thần linh.
Cúng rằm là một nghi lễ tâm linh quan trọng trong tín ngưỡng và phong tục của người Việt Nam, thường được thực hiện vào ngày rằm (15 âm lịch) hàng tháng, đặc biệt là rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy và rằm tháng Mười.
Khi cúng rằm, gia chủ có thể thắp số lượng nhang 1 hoặc 3 nhang. Vì từ xa xưa, ông bà ta có quan niệm:
- Thắp 1 cây nhang tượng trưng cho sự thành tâm, mong cầu bình an cho gia đạo.
- Thắp 3 cây nhang tượng trưng cho thần linh bảo hộ, xua tan những điềm xấu và bảo vệ người trong nhà trước mọi tai ương.
Vào những dịp cúng khác, số lượng nhang có thể thay đổi theo số lẻ như: 1, 3, 5, 7,... cây nhang.
Cúng rằm là việc thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên và thần linh. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để gia chủ cầu bình an, may mắn và sức khỏe cho gia đình.
Trên đây là thông tin về cúng rằm nên thắp bao nhiêu cây nhang
Cúng rằm thắp bao nhiêu cây nhang? Cúng rằm bao nhiêu chén chè? Mâm cúng rằm tháng 2 Âm lịch gồm những gì? (Hình ảnh từ Internet)
Cúng rằm bao nhiêu chén chè?
Khi cúng rằm, mâm cúng thường được chuẩn bị kỹ lưỡng với nhiều món, đặc biệt món không thể thiếu đó là chè.
Theo quan niệm từ xưa, khi cúng chè cúng phải theo số lẻ. Ví dụ: 3, 5, 7, 9,...chén chè trên mâm cúng, tùy theo từng gia đình.
- Đối với cúng thần linh, cúng Phật: 1 hoặc 3 chén chè.
- Đối với cúng gia tiên: 1, 3, 5, 7 chén chè.
Những loại chè nên được cúng vào ngày rằm như:
- Chè đỗ xanh: Đây là một loại chè được nấu từ đỗ xanh, có tác dụng mang đến điều may mắn và bình an.
- Chè hạt sen: Là một loại chè mang hương vị thơm ngon, vị ngọt thanh cùng những tác dụng như giải trừ điều xấu, mang đến bình an cho người trong gia đình.
- Chè trôi nước: Đây là một loại chè phổ biến, hay thường xuất hiện ở mâm cúng của những gia đình Việt Nam.
Mâm cúng rằm tháng 2 Âm lịch gồm những gì?
Mâm cúng rằm là mâm cũng bị các món ăn dâng lên cũng nhân dịp vào ngày rằm (ngày 15 âm lịch). Những món bắt buộc có trong mâm cúng rằm là: Hoa tươi, nhang, nước. Mâm cúng rằm được chia thành 2 loại:
Mâm cúng chay bao gồm
- Trái cây: Tượng trưng cho ngũ hành (Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ), cầu mong sự hài hòa, đủ đầy và may mắn. Những loại quả như chuối, bưởi, cam, táo, nho mang ý nghĩa tài lộc, sức khỏe, sung túc.
- Chè đậu xanh, chè đậu trắng, chè trôi nước,...Trong đó, chè đậu xanh, đậu trắng tượng trưng cho sự thanh khiết, mong cầu sức khỏe và bình an; chè trôi nước biểu trưng cho sự tròn đầy, hòa thuận, cuộc sống suôn sẻ, hạnh phúc viên mãn.
- Bánh kẹo: thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên, mong muốn cuộc sống ngọt ngào, an lành.
Mâm cúng mặn bao gồm
- Gà luộc: Tượng trưng cho sự cao quý, tinh khiết, thể hiện lòng thành kính và cầu mong phúc lộc, may mắn.
- Các món xào (rau củ, mì, đậu hũ, thịt... ): Đại diện cho sự cân bằng trong cuộc sống, mong cầu công việc hanh thông, thuận lợi.
- Các món luộc (rau, thịt, trứng...): Thể hiện sự giản dị, thanh khiết, mong muốn cuộc sống bình yên, sức khỏe dồi dào.
- Trà, rượu: Trà biểu trưng cho sự thanh tịnh, tinh khiết, trong khi rượu tượng trưng cho sự kính trọng, lòng thành và sự trang trọng trong nghi lễ
Như vậy, tùy vào điều kiện và phong tục cúng rằm của mỗi gia đình, mâm cúng được điều chỉnh chay mặn cho phù hợp. Mỗi món ăn trong mâm cúng rằm không chỉ là lễ vật dâng lên thần linh, tổ tiên mà còn mang những ý nghĩa tâm linh và văn hóa sâu sắc.
Dù là mâm cúng chay hay mặn, điều quan trọng nhất vẫn là lòng thành kính, hướng về cội nguồn và mong cầu những điều tốt đẹp cho gia đình.
Rằm tháng 2 có được xem là ngày lễ lớn ở nước ta không?
Theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn trong năm ở nước ta bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Vậy ngày rằm tháng 2 và rằm các tháng trong năm không phải là một trong những ngày lễ lớn ở nước ta.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Sáp nhập tỉnh 2025: Danh sách 11 tỉnh thành không thực hiện sáp nhập theo Nghị quyết 60-NQ/TW?
- Rà soát, điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu, xác định số lượng giáo viên còn thiếu từ năm học 2026-2027?
- Sáp nhập tỉnh Lào Cai và Yên Bái năm 2025 tên gọi dự kiến chi tiết? Hợp nhất tỉnh Lào Cai và Yên Bái lấy tên là gì theo Nghị quyết 60?
- Đối tượng nào được áp dụng giảm tiền thuê đất năm 2024? Mức giảm tiền thuê đất bao nhiêu theo Nghị định 87?
- Tổng hợp mức thuế tuyệt đối được quy định tại đâu? Hàng hóa sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ thời điểm tính thuế là khi nào?