Cục cảnh sát PCCC hướng dẫn thoát nạn khi có cháy nhà chung cư, cao tầng? Lối ra nào được coi là lối ra thoát nạn?

Cục cảnh sát PCCC hướng dẫn thoát nạn khi có cháy nhà ở nhà chung cư, cao tầng? Lối ra nào được coi là lối ra thoát nạn? - Câu hỏi của chị B.Y (Tây Ninh)

Cục cảnh sát PCCC hướng dẫn thoát nạn khi có cháy nhà chung cư, cao tầng, nhà ở?

Vừa qua, Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) Bộ Công an đã đưa ra các khuyến cáo và hướng dẫn người dân thoát nạn khi cháy nhà chung cư, cao tầng.

Cụ thể, để đảm bảo an toàn PCCC và thoát nạn khi có cháy, người dân cần lưu ý một số vấn đề sau:

(1) Cần bình tĩnh suy xét, tìm lối thoát nạn sẵn có theo đèn chỉ dẫn có kí hiệu Exit hoặc nghe thông báo qua loa

(2) Khi chạy hãy thông báo cho các phòng lân cận biết có cháy

(3) Nếu phải băng qua lửa, khói, khí độc, hãy dùng mặt nạ phòng độc hoặc dùng chăn, áo, khăn ướt trùm lên đầu, lên mặt

(4) Khi di chuyển cần cúi, khom người, men theo tường nhà

(5) Khi mở cửa cần đặt tay lên cửa, kiểm tra nhiệt độ, và tránh người, mặt sang một bên để phòng lửa tạt. Lưu ý nếu nhiệt độ nắm cửa quá cao thì không được mở và tìm lối khác.

(6) Nếu không thể ra cửa hoặc lối thoát nạn an toàn, hãy ra ban công, cửa sổ, hô to, dùng đồ vật sáng màu ra hiệu và gọi điện thoại 114 hoặc báo cho người thân

(7) Có thể tìm thang, dây, rèm nối lại để xuống thấp, không nhảy từ trên tầng quá cao nếu không có sự hướng dẫn từ nhân viên cứu hộ.

Cục cảnh sát PCCC hướng dẫn thoát nạn khi có cháy nhà chung cư, cao tầng? Lối ra nào được coi là lối ra thoát nạn?

Cục cảnh sát PCCC hướng dẫn thoát nạn khi có cháy nhà chung cư, cao tầng? Lối ra nào được coi là lối ra thoát nạn?

Lối ra nào được coi là lối ra thoát nạn theo Quy chuẩn về an toàn cháy cho nhà ở và công trình?

Căn cứ tại Mục 3.2 Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD yêu cầu về lối thoát nạn khi gặp cháy, nổ đối với nhà ở, nhà chung cư, công trình như sau:

Các lối ra được coi là lối ra thoát nạn nếu chúng:

(1) Dẫn từ các gian phòng ở tầng 1 ra ngoài theo một trong những cách sau:

- Ra ngoài trực tiếp;

- Qua hành lang;

- Qua tiền sảnh (hay phòng chờ);

- Qua buồng thang bộ;

- Qua hành lang và tiền sảnh (hay phòng chờ);

- Qua hành lang và buồng thang bộ.

(2) Dẫn từ các gian phòng của tầng bất kỳ, trừ tầng 1, vào một trong các nơi sau:

- Trực tiếp vào buồng thang bộ hay tới cầu thang bộ loại 3;

- Vào hành lang dẫn trực tiếp vào buồng thang bộ hay tới cầu thang bộ loại 3;

- Vào phòng sử dụng chung (hay phòng chờ) có lối ra trực tiếp dẫn vào buồng thang bộ hoặc tới cầu thang bộ loại 3;

- Vào hành lang bên của nhà có chiều cao PCCC dưới 28 m dẫn trực tiếp vào cầu thang bộ loại 2;

- Ra mái có khai thác sử dụng, hoặc ra một khu vực riêng của mái dẫn tới cầu thang bộ loại 3.

(3) Dẫn vào gian phòng liền kề (trừ gian phòng nhóm F5 hạng A hoặc B) trên cùng tầng mà từ gian phòng này có các lối ra như được nếu tại 3.2.1 a, b). Lối ra dẫn vào gian phòng hạng A hoặc B được phép coi là lối ra thoát nạn nếu nó dẫn từ gian phòng kỹ thuật không có người làm việc thường xuyên mà chi dùng để phục vụ các gian phòng hạng A hoặc B nêu trên.

(4) Các lối ra đáp ứng quy định tại 3.2.2 và các lối ra thoát nạn khác được quy định cụ thể trong quy chuẩn này.

Lưu ý: Trong trường hợp sử dụng cầu thang bộ loại 3 để thoát nạn cần có tính toán thoát nạn phù hợp với Phụ lục G Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD.

(5) Các lối ra từ các tầng hầm và tầng nửa hầm, về nguyên tắc, là lối ra thoát nạn khi chúng thoát trực tiếp ra ngoài và được ngăn cách với các buồng thang bộ chung của nhà.

(6) Các lối ra sau đây cũng được coi là lối ra thoát nạn:

- Các lối ra từ các tầng hầm đi qua các buồng thang bộ chung có lối đi riêng ra bên ngoài được ngăn cách với phần còn lại của buồng thang bộ bằng vách đặc ngăn cháy loại 1:

- Các lối ra tử các tầng hầm và tầng nửa hầm có bố trí các gian phòng hạng C1 đến C4, D, E, đi vào các gian phòng hạng C1 đến C4, D, E và vào tiền sảnh nằm trên tầng một của nhà nhóm F5;

- Các lối ra từ phòng chờ, phòng gửi đồ, phòng hút thuốc và phòng vệ sinh ở các tầng hầm hoặc tầng nửa hầm của nhà nhóm F2, F3 và F4 đi vào tiền sảnh của tầng 1 theo các cầu thang bộ riêng loại 2.

- Các cửa mở quay có bản lề trên cửa ra vào dành cho phương tiện vận tải đường sắt hoặc đường bộ.

Cho phép bố trí khoang đệm tại lối ra ngoài trực tiếp từ nhà, từ tầng hầm và tầng nửa hầm.

Lưu ý: Các lối ra không được coi là lối ra thoát nạn nếu lối ra này có đặt cửa có cánh mở kiểu trượt hoặc xếp, cửa cuốn, cửa quay.

Yêu cầu về an toàn cháy là yêu cầu bắt buộc đối với nhà chung cư đúng không?

Căn cứ QCVN 04:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nhà chung cư.

Theo đó, nhà chung cư phải đáp ứng các yêu cầu chung sau:

(1) Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn chịu lực, ổn định và tuổi thọ thiết kế. Không xây dựng nhà trên các vùng có nguy cơ địa chất nguy hiểm (sạt đất, lở đất, trượt đất...), vùng có lũ quét, thường xuyên ngập lụt khi không có biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng.

(2) Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp cần đảm bảo các yêu cầu về an toàn cháy theo QCVN 06:2021/BXD (được thay thế bởi QCVN 06:2022/BXD) và các quy định liên quan. Việc trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải tuân thủ các yêu cầu của quy định hiện hành.

(3) Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải đảm bảo người cao tuổi, người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo QCVN 10:2014/BXD.

(4) Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải được thiết kế, xây dựng đáp ứng các yêu cầu sử dụng năng lượng hiệu quả theo QCVN 09:2017/BXD.

(5) Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải tuân thủ các quy định về an toàn sinh mạng và sức khỏe theo QCXDVN 05:2008/BXD. Yêu cầu về phòng chống mối cho nhà chung cư tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng.

(6) Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải được bảo trì theo đúng quy trình.

(7) Phần căn hộ chung cư trong nhà chung cư hỗn hợp phải có lối ra vào (không bao gồm buồng thang bộ thoát nạn) độc lập.

(8) Các phần chức năng khác như văn phòng, nhà hàng, siêu thị, khách sạn, căn hộ lưu trú (condotel), văn phòng kết hợp lưu trú (officetel) và các dịch vụ khác trong nhà chung cư hỗn hợp phải bố trí khu vực riêng, theo dự án được phê duyệt và quản lý vận hành theo quy định.

(9) Các không gian công cộng, không gian sử dụng chung trong Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải có các thiết bị giám sát an ninh hoặc các giải pháp khác nhằm phát hiện, ngăn chặn các nguy cơ có thể xảy ra đối với trẻ em nói riêng, người và công trình nói chung.

Như vậy, yêu cầu về an toàn cháy là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với nhà chung cư, cao tầng.

Cháy nhà chung cư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhà chung cư bị cháy có bắt buộc phải phá dỡ hay không? Yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy đối với nhà chung cư là gì?
Pháp luật
Cháy nhà chung cư phải gọi số nào? Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy với chung cư như thế nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Cục cảnh sát PCCC hướng dẫn thoát nạn khi có cháy nhà chung cư, cao tầng? Lối ra nào được coi là lối ra thoát nạn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cháy nhà chung cư
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
2,665 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cháy nhà chung cư

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cháy nhà chung cư

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào