Công việc, nhiệm vụ của Chánh Thanh tra Tổng cục như thế nào? Mục tiêu vị trí việc làm của Chánh Thanh tra Tổng cục là gì?
Công việc, nhiệm vụ của Chánh Thanh tra Tổng cục là gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chánh Thanh tra thuộc Tổng cục và tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Chánh Thanh tra Tổng cục) tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV:
Giúp Tổng cục trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc Tổng cục được giao quản lý. | - Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Tổng cục trưởng quyết định và tổ chức thực hiện Chương trình, Kế hoạch đó. - Xây dựng, trình Tổng cục trưởng xem xét để ban hành hoặc để trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; kiến nghị sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, chế độ chính sách trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục. |
- Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Tổng cục thuộc chức năng của Bộ, Thanh tra Sở; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trực thuộc Tổng cục thực hiện quy định của pháp luật về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. - Tổ chức công tác tổng hợp thông tin, thống kê, báo cáo hoạt động của ngành Thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục. - Tổ chức chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục, trên cơ sở đó kiến nghị, bổ sung, sửa đổi, hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật đã được cấp có thẩm quyền ban hành; chủ trì hoặc tham gia các đề tài khoa học, ứng dụng khoa học trong quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. | |
Thanh tra | - Lãnh đạo, chỉ đạo thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Tổng cục. - Thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Tổng cục trưởng được Bộ trưởng ủy quyền quyết định thành lập. - Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng về quyết định của mình. - Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Tổng cục trưởng, Bộ trưởng giao. - Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ tiến hành thanh tra trong phạm vi quản lý của cơ quan đó khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng, Bộ trưởng về quyết định của mình. - Kiến nghị Bộ trưởng tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sai trái về thanh tra của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ. - Kiến nghị Tổng cục trưởng, Bộ trưởng giải quyết vấn đề liên quan đến công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Tổng cục trưởng để báo cáo Bộ trưởng và báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ. - Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra. - Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. - Kiến nghị Tổng cục trưởng kiến nghị Bộ trưởng xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra. |
Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. | Tham mưu, giúp Tổng cục trưởng tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. |
Phối hợp thực hiện. | Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan ở Trung ương và địa phương trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng. |
Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp. | - Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài cơ quan theo phân công. - Tham dự các cuộc họp đơn vị, họp cơ quan theo quy định. - Phối hợp thực hiện công việc với các thành viên trong cơ quan. |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân. | |
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Tổng cục giao | |
Đảm nhiệm công việc của 1 vị trí việc làm nghiệp vụ tương ứng ngạch công chức cao nhất trong tổ chức. |
Công việc, nhiệm vụ của Chánh Thanh tra Tổng cục là gì? Chánh Thanh tra Tổng cục có quyền hạn cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)
Chánh Thanh tra Tổng cục có quyền hạn cụ thể là gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chánh Thanh tra Tổng cục tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV Chánh Thanh tra Tổng cục có quyền hạn cụ thể như sau:
- Thẩm quyền ra quyết định trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ
+ Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.
+ Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của cơ quan, đơn vị.
+ Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
+ Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.
+ Quyết định các vấn đề liên quan đến công tác tổ chức cán bộ, tài chính, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thi đua khen thưởng, kỷ luật theo phân cấp.
+ Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
+ Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng giao.
+ Quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
+ Quyết định giám sát hoạt động đoàn thanh tra.
- Thẩm quyền trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức
+ Quyết định phân công công tác, điều động, luân chuyển công chức trong Thanh tra Tổng cục.
Mục tiêu vị trí việc làm của Chánh Thanh tra Tổng cục là gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chánh Thanh tra Tổng cục tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV Mục tiêu vị trí việc làm của Chánh Thanh tra Tổng cục là:
Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục được Bộ trưởng giao; Lãnh đạo Thanh tra Tổng cục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nhà nước.
Thông tư 12/2022/TT-BNV sẽ có hiệu lực từ ngày 15/02/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhật ký giám sát công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm những nội dung cơ bản nào?
- Kể về một ngày hội mà em đã chứng kiến hoặc tham gia lớp 3? Nội dung đánh giá học sinh lớp 3 theo Thông tư 27 ra sao?
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 178 quy định Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất được hưởng những gì?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 hộ kinh doanh là bao nhiêu? Hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài khi nào?
- Thời gian hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 theo Thông tư 01 2025 của Bộ Nội vụ tính từ ngày nào? Cách tính ra sao?