Công văn 28950 hướng dẫn báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài 6 tháng cuối năm 2024 tại TPHCM thế nào?
Công văn 28950 hướng dẫn báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài 6 tháng cuối năm 2024 tại TPHCM thế nào?
Ngày 18/11/2024, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ban hành có Công văn 28950/SLĐTBXH-VL-ATLĐ về thực hiện báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài năm 2024.
Tải về Công văn 28950/SLĐTBXH-VL-ATLĐ ngày 18/11/2024
Cụ thể, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị các đơn vị thực hiện báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài năm 2024 theo Điều 6 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Mẫu báo cáo: Mẫu số 07/PLI ban hành kèm theo Nghị định 70/2023/NĐ-CP.
Tải về Mẫu số 07/PLI
- Số liệu kỳ báo cáo: Số liệu lao động nước ngoài tổng hợp từ ngày 15/12/2023 đến ngày 14/12/2024.
- Thời gian nộp báo cáo: Từ ngày 15/12/2024 đến ngày 05/01/2025.
- Hình thức tiếp nhận báo cáo: doanh nghiệp truy cập vào link Google Form:
https://forms.gle/8mCzzjMCBv5Zt4Ze6
Hoặc quét mã QR code sau đây để truy cập đường link:
Lưu ý: Báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài gửi báo cáo trực tuyến đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (thông qua Phòng việc làm - An toàn lao động) bao gồm số liệu lao động nước ngoài và bản chụp báo cáo có ký tên, đóng dấu đỏ (tập tin PDF) để tiện trong công việc theo dõi và tổng hợp.
Xem chi tiết tại Công văn 28950/SLĐTBXH-VL-ATLĐ ngày 18/11/2024.
Công văn 28950 hướng dẫn báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài 6 tháng cuối năm 2024 tại TPHCM thế nào? (Hình từ internet)
Người lao động không đóng BHXH có phải báo cáo tình hình sử dụng lao động không?
Căn cứ tại Điều 12 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động như sau:
Trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động
1. Lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Doanh nghiệp sử dụng lao động có trách nhiệm lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Việc khai trình việc sử dụng lao động và định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động được thực hiện theo Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Từ quy định nêu trên, có thể thấy không đề cập đến vấn đề chỉ báo cáo tình hình sử dụng lao động đối với người lao động có đóng BHXH. Vì vậy, doanh nghiệp sử dụng lao động không phân biệt người lao động đó có đóng BHXH hay không đều phải làm báo cáo tình hình sử dụng lao động.
Doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động cuối năm thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động như sau:
Vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai trình việc sử dụng lao động theo quy định;
b) Thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng lao động;
c) Không thể hiện, nhập đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc;
d) Không xuất trình sổ quản lý lao động khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử trong lao động trừ các hành vi phân biệt đối xử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 Nghị định này;
b) Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
c) Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định;
d) Không lập sổ quản lý lao động hoặc lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn hoặc không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: lôi kéo; dụ dỗ; hứa hẹn; quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích bóc lột, cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc người sử dụng lao động trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Lưu ý: Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động theo quy định có thể bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi kiểm tra yếu tố hình thành giá có cần phải xác định rõ thời hạn kiểm tra không? Kiểm tra yếu tố hình thành giá để rà soát, đánh giá nội dung gì?
- Thời gian chốt số liệu báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài? Mẫu báo cáo sử dụng lao động nước ngoài hằng năm?
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát hay, chọn lọc? Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?
- Điều chỉnh, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ theo Nghị định 135 như thế nào?
- Mẫu bảng đề xuất nhân sự chủ chốt trong trong hồ sơ mời sơ tuyển dịch vụ phi tư vấn qua mạng mới nhất?