Công văn 2354/TTCP-KHTH hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo như thế nào?
Công văn 2354/TTCP-KHTH hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo như thế nào?
Ngày 23/10/2023, Thanh tra Chính phủ ban hành Công văn 2354/TTCP-KHTH năm 2023 nhằm hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra 2024.
Tại Công văn 2354/TTCP-KHTH năm 2023 hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra trong công tác tiếp dân như sau:
* Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo:
- Các cấp, các ngành triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là Chỉ thị 35-CT/TW năm 2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quy định số 11-QĐ/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; Nghị quyết số 623/NQ-UBTVQH15 ngày 07/10/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quyết định 1849/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch 363/KH-TTCP năm 2019 và Kế hoạch 1910/KH-TTCP năm 2021 của Thanh tra Chính phủ về kiểm tra, rà soát, giải quyết khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, góp phần ổn định an ninh chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.
- Thanh tra Chính phủ thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo; chủ động trong việc nắm tình hình khiếu nại, tố cáo trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là ở những địa phương đang có hoặc tiềm ẩn xảy ra vụ việc đông người, phức tạp để chủ động đôn đốc, phối hợp với địa phương giải quyết, xử lý, trước mắt tập trung chỉ đạo, phối hợp xử lý những vụ việc liên quan đến đất đai có nguồn gốc đất nông, lâm trường quốc doanh tại một số tỉnh phía Nam và Tây Nguyên; tiếp tục phối hợp với các cơ quan, bộ, ngành, địa phương xử lý tình trạng khiếu kiện đông người tại các cơ quan Trung ương; rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các kế hoạch của Thanh tra Chính phủ. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước để phát hiện, chấn chỉnh, xử lý những tồn tại, yếu kém, vi phạm pháp luật, thiếu trách nhiệm trong công tác tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo.
- Các bộ tiếp tục rà soát, đánh giá việc thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan đến khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thuộc bộ quản lý để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo; đồng thời, quan tâm phối hợp, chỉ đạo, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương tháo gỡ vướng mắc trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn, có kế hoạch tổ chức tiếp công dân, giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; tổ chức thực hiện nghiêm túc, triệt để các quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật và những vụ việc Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành chức năng của Trung ương đã có ý kiến chỉ đạo giải quyết; tiếp tục rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài.
- Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành đối với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nghiêm túc công tác tiếp công dân định kỳ, đột xuất, thường xuyên theo quy định, trong đó, tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan tham gia tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân đảm bảo mọi công dân đến Trụ sở đều được tiếp, hướng dẫn, xử lý kịp thời các đơn thư của công dân theo đúng quy định; phối hợp chặt chẽ giữa Trụ sở Tiếp công dân trung ương với địa phương để nắm tình hình khiếu kiện của công dân, tuyên truyền vận động công dân trở về địa phương đảm bảo ổn định tình hình an ninh, trật tự tại Thủ đô trong thời gian diễn ra các kỳ họp của Trung ương và Quốc hội.
Giải quyết kịp thời, dứt điểm, đúng pháp luật các vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh ngay từ cấp cơ sở, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 85%; thực hiện tốt các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, phấn đấu tỷ lệ trên 90%; kiên quyết xử lý nghiêm đối với tập thể, cá nhân thiếu trách nhiệm trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; không thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ người tố cáo dẫn đến người tố cáo bị trả thù, trù dập; cố tình né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, kéo dài thời gian giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo để công dân khiếu kiện kéo dài, vượt cấp, thực hiện không nghiêm các quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật.
Nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nói riêng, chú trọng bố trí đủ nguồn lực để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; sử dụng có hiệu quả các phần mềm, hệ thống đang có, đồng thời, nghiên cứu, có phương án triển khai thực hiện việc nâng cấp, mở rộng Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo.
Công văn 2354/TTCP-KHTH hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được quy định như thế nào?
Tại Điều 7 Thông tư 04/2021/TT-TTCP quy định về việc tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh như sau:
- Khi công dân đến trình bày trực tiếp và không có đơn thì người tiếp công dân hướng dẫn công dân viết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác nội dung trình bày của công dân; nội dung nào chưa rõ thì đề nghị công dân trình bày thêm, sau đó đọc lại cho công dân nghe và đề nghị họ ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
- Trường hợp công dân đến trình bày và có đơn với nội dung cụ thể, rõ ràng, có thể xác định được rõ tính chất vụ việc và cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì người tiếp công dân hướng dẫn công dân gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp nhiều người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung thì người tiếp công dân hướng dẫn họ cử người đại diện để trình bày; ghi lại nội dung trình bày và đề nghị người đại diện ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
- Trường hợp công dân trình bày nhiều nội dung, vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
- Việc tiếp nhận, ghi chép nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và việc hướng dẫn công dân viết đơn phải được ghi vào Sổ tiếp công dân hoặc được nhập vào phần mềm cơ sở dữ liệu về tiếp công dân.
Những trường hợp nào được từ chối tiếp công dân?
Tại Điều 4 Thông tư 04/2021/TT-TTCP quy định về việc từ chối tiếp công dân như sau:
Người tiếp công dân được từ chối tiếp công dân trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Luật Tiếp công dân 2013 và phải giải thích cho công dân được biết lý do từ chối tiếp, đồng thời báo cáo người phụ trách tiếp công dân.
Trường hợp từ chối tiếp công dân theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Tiếp công dân 2013 thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị phụ trách tiếp công dân ra Thông báo từ chối tiếp công dân. Thông báo được thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 04/2021/TT-TTCP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhật ký giám sát công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm những nội dung cơ bản nào?
- Kể về một ngày hội mà em đã chứng kiến hoặc tham gia lớp 3? Nội dung đánh giá học sinh lớp 3 theo Thông tư 27 ra sao?
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 178 quy định Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất được hưởng những gì?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 hộ kinh doanh là bao nhiêu? Hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài khi nào?
- Thời gian hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 theo Thông tư 01 2025 của Bộ Nội vụ tính từ ngày nào? Cách tính ra sao?