Công văn 1581/BGDĐT-GDPT bảo đảm chất lượng các cơ sở giáo dục công lập khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp?
- Công văn 1581/BGDĐT-GDPT bảo đảm chất lượng các cơ sở giáo dục công lập khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp?
- Nguyên tắc thực hiện để bảo đảm chất lượng hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục công lập theo Công văn 1581 thế nào?
- Rà soát, điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu, xác định số lượng giáo viên còn thiếu từ năm học 2026-2027?
Công văn 1581/BGDĐT-GDPT bảo đảm chất lượng các cơ sở giáo dục công lập khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp?
Ngày 08/4/2025, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn 1581/BGDĐT-GDPT bảo đảm duy trì và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục công lập tại các đơn vị hành chính khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
>>> Tải về Công văn 1581/BGDĐT-GDPT năm 2025
Theo Công văn 1581/BGDĐT-GDPT năm 2025, để bảo đảm duy trì và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục công lập tại các đơn vị hành chính khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tổ chức thực hiện như sau:
- Thực hiện giữ nguyên các đơn vị sự nghiệp giáo dục và chuyển giao cho chính quyền cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non theo Kết luận 137-KL/TW năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn ban hành văn bản hướng dẫn nội dung quản lý nhà nước về giáo dục do cấp huyện đang quản lý chuyển cho các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và UBND cấp xã khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại chính quyền địa phương 02 cấp theo phụ lục đính kèm.
- Chỉ đạo Sở GDĐT tổ chức Hội nghị triển khai trong toàn ngành giáo dục để quán triệt và tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung quản lý nhà nước về giáo dục ngay sau khi thực hiện chính quyền địa phương 02 cấp; thành lập các tổ công tác để thường xuyên, liên tục tiếp nhận thông tin, tư vấn, giải quyết các nội dung phát sinh trong thực tiễn triển khai, hướng dẫn thực hiện và báo cáo kịp thời đến đến cơ quan cấp trên đối với các nội dung vượt thẩm quyền quản lí.
- Tổ chức tuyên truyền phổ biến về các chủ trương, chính sách, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và hướng dẫn của Bộ GDĐT trong việc đảm bảo chất lượng hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục công lập khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 02 cấp để người dân, doanh nghiệp biết, thực hiện. Đồng thời, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc việc thanh tra, kiểm tra đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đang tham gia vào các hoạt động giáo dục, đào tạo ở địa phương để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những vướng mắc, sai phạm (nếu có).
- Bộ GDĐT đề nghị UBND cấp tỉnh triển khai thực hiện theo thẩm quyền, trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị báo cáo kịp thời về Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo dục Phổ thông, địa chỉ số 35 Đại Cồ Việt, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội) để phối hợp giải quyết.
*Trên đây là "Công văn 1581/BGDĐT-GDPT bảo đảm chất lượng các cơ sở giáo dục công lập khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp?"
Công văn 1581/BGDĐT-GDPT bảo đảm chất lượng các cơ sở giáo dục công lập khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc thực hiện để bảo đảm chất lượng hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục công lập theo Công văn 1581 thế nào?
Căn cứ tại Mục 2 Công văn 1581/BGDĐT-GDPT năm 2025, nguyên tắc thực hiện để bảo đảm duy trì và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục công lập như sau:
- Trong quá trình triển khai thực hiện tại địa phương bảo đảm đồng bộ với cải cách hành chính, cải cách tài chính công và chuyển đổi số, hướng tới tỉnh giản đầu mối trung gian, tăng trách nhiệm giải trình và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý; không để xảy ra khoảng trống, chống chéo hoặc phân tán nhiệm vụ quản lý, nhất là các lĩnh vực then chốt như: chỉ đạo chuyên môn, nội dung chương trình, quản lý đội ngũ, tài chính, cơ sở vật chất trường học, thanh tra, kiểm tra.
- Phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Xác định, phân định nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng, phù hợp giữa cơ quan trung ương với cơ quan địa phương, giữa cơ quan cấp tỉnh với cơ quan cấp cơ sở để phát huy hiệu lực, hiệu quả, giảm đầu mối trong quản lý nhà nước về giáo dục. Khi thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phải bảo đảm tính đồng bộ với định hướng các Luật đang được Chính phủ chuẩn bị trình Quốc hội thông qua gồm Luật Nhà giáo; Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung; Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi; Luật Giáo dục nghề nghiệp sửa đổi..., để thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyên môn đặc thù của ngành giáo dục: đa dạng (nhiều cấp học, môn học), phục vụ đối tượng học sinh đông đảo, liên tục là nhân tố quyết định quyết định việc nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.
- Thực hiện giao chức năng quản lý nhà nước về giáo dục theo chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 02 cấp; các nội dung quản lý nhà nước về giáo dục được giao cho cấp nào có đủ nguồn lực cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực để bảo đảm duy trì và phát triển sự nghiệp giáo dục; phân biệt rõ giữa nhiệm vụ chuyên môn (giao Sở GDĐT trực tiếp thực hiện) và nhiệm vụ hành chính, địa bàn (giao UBND cấp xã trực tiếp thực hiện); gắn phân cấp với cơ chế kiểm tra, giám sát, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trong điều kiện tốt nhất ở địa phương.
Rà soát, điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu, xác định số lượng giáo viên còn thiếu từ năm học 2026-2027?
Tại Công văn 1627/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2025 nêu rõ:
- Tiếp tục rà soát, điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu; xác định cụ thể số lượng, cơ cấu giáo viên còn thiếu theo từng năm học, từng cấp học, môn học từ năm học 2026-2027 đến năm học 2030 - 2031, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo (theo mẫu gửi kèm theo Công văn 1627/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2025).
...
Nhằm thực hiện Quyết định 72-QĐ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị về biên chế các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị ở Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022-2026; Chỉ thị 32/CT-TTg năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông; Chỉ thị 31/CT-TTg năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024-2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Nội vụ báo cáo Trung ương bổ sung đủ 65.980 biên chế giáo viên cho các địa phương theo Quyết định 72-QĐ/TW năm 2022.
Tuy nhiên, tính đến hết kỳ I năm học 2024-2025, cả nước còn khoảng 60.000 biên chế được giao chưa tuyển dụng trong khi còn thiếu hơn 120.000 giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông công lập.
Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện:
Rà soát, điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu, xác định số lượng giáo viên còn thiếu từ năm học 2026-2027 đến năm học 2030-2031, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 1/7/2025, bỏ cán bộ không chuyên trách cấp xã sắp xếp tham gia công tác tại thôn, tổ dân phố đúng không?
- Thông tư 91 quy định về Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính áp dụng với những đối tượng nào?
- Đơn vị bán lẻ điện có thuộc đối tượng tham gia thị trường điện cạnh tranh không? Đơn vị bán lẻ điện có quyền gì?
- Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được tổng hợp vào đâu? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định?
- Chính phủ báo cáo về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp tại kỳ họp thứ 9 đúng không?