Công ty tài chính có bắt buộc thành lập theo mô hình công ty cổ phần không? Ai được quyền mua cổ phần trong công ty tài chính cổ phần?
- Công ty tài chính có bắt buộc thành lập theo mô hình công ty cổ phần không?
- Ai được quyền mua cổ phần trong công ty tài chính cổ phần?
- Doanh nghiệp tư nhân có được mua cổ phần trong công ty tài chính hoạt động theo mô hình CTCP không?
- Công ty tài chính được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp không?
Công ty tài chính có bắt buộc thành lập theo mô hình công ty cổ phần không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 về công ty tài chính như sau:
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
Như vậy, có thể hiểu công ty tài chính là tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Theo đó, Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định về hình thức tổ chức tín dụng thì Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Quy định này cho thấy công ty tài chính không bắt buộc là công ty cổ phần mà còn có thể được thành lập với hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
Công ty tài chính có bắt buộc thành lập theo mô hình công ty cổ phần không? Ai được quyền mua cổ phần trong công ty tài chính cổ phần? (Hình từ Internet)
Ai được quyền mua cổ phần trong công ty tài chính cổ phần?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 về quyền mua cổ phần như sau:
Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
...
3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Như vậy, có thể hiểu là chỉ cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị và những đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng thì không được mua cổ phần của công ty cổ phần.
Doanh nghiệp tư nhân có được mua cổ phần trong công ty tài chính hoạt động theo mô hình CTCP không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 về doanh nghiệp tư nhân như sau:
Doanh nghiệp tư nhân
...
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Như vậy, doanh nghiệp tư nhân không được quyền mua cổ phần của công ty cổ phần nói chung và công ty tài chính cổ phần nói riêng.
Đồng thời, pháp luật chỉ hạn chế quyền góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp tư nhân và không có quy định hạn chế về quyền góp vốn, mua cổ phần của chủ doanh nghiệp tư nhân trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
Công ty tài chính được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp không?
Theo quy định tại Điều 110 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 về quyền góp vốn, mua cổ phần của công ty tài chính như sau:
Góp vốn, mua cổ phần của công ty tài chính
1. Công ty tài chính chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Công ty tài chính được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, quỹ đầu tư.
3. Công ty tài chính chỉ được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, quản lý tài sản bảo đảm sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
4. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận việc thành lập công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Căn cứ vào quy định trên, công ty tài chính được phép góp vốn vào doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, công ty tài chính còn được thực hiện một số hoạt động khác được quy định tại Mục 3 Luật Các tổ chức tín dụng 2010.
- Hoạt động ngân hàng theo quy định tại Điều 108 Luật Các tổ chức tín dụng 2010
Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính
1. Công ty tài chính được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng sau đây:
a) Nhận tiền gửi của tổ chức;
b) Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức;
c) Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
d) Cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng;
đ) Bảo lãnh ngân hàng;
e) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác;
g) Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
- Mở tài khoản của công ty tài chính theo quy định tại Điều 109 Luật Các tổ chức tín dụng 2010:
Mở tài khoản của công ty tài chính
1. Công ty tài chính có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì trên tài khoản tiền gửi này số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc.
2. Công ty tài chính được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Công ty tài chính được phép thực hiện hoạt động phát hành thẻ tín dụng được mở tài khoản tại ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
4. Công ty tài chính được mở tài khoản tiền gửi, tài khoản quản lý tiền vay cho khách hàng.
- Các hoạt động kinh doanh khác của công ty tài chính theo quy định tại Điều 111 Luật Các tổ chức tín dụng 2010:
Các hoạt động kinh doanh khác của công ty tài chính
1. Tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư vào các dự án sản xuất, kinh doanh, cấp tín dụng được phép; ủy thác vốn cho tổ chức tín dụng thực hiện cấp tín dụng. Việc tiếp nhận vốn ủy thác của cá nhân và ủy thác vốn cho các tổ chức tín dụng cấp tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Tham gia thị trường tiền tệ theo quy định tại Điều 104 của Luật này.
3. Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp.
4. Bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp; đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác.
5. Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
6. Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm.
7. Cung ứng dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, đầu tư.
8. Cung ứng dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản của khách hàng.
Như vậy, công ty tài chính được phép thực hiện một số hoạt động nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?