Công tác chỉ đạo, tuyên truyền phòng chống đuối nước ở trẻ em, học sinh hiện nay được thực hiện như thế nào?

Hiện nay, tình trạng đuối nước của trẻ em, học sinh đang là vấn đề rất được quan tâm trong xã hội. Ban biên tập hãy cho tôi biết công tác chỉ đạo, tuyên truyền phòng, chống đuối nước ở học sinh hiện nay đang được thực hiện như thế nào? Tôi xin cảm ơn!

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo công tác phòng, chống đuối nước ở trẻ em, học sinh như thế nào?

Tại Công văn 1562/BGDĐT-GDTC năm 2022 về việc tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh đã chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo trên cả nước thực hiện những nội dung sau:

- Tiếp tục quán triệt và triển khai có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước đối với trẻ em, học sinh

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng chống đuối nước, đảm bảo an toàn trong môi trường nước cho trẻ em, học sinh:

+ Thời gian cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục: Từ nay đến trước khi học sinh nghỉ hè năm học 2022-2023

+ Xây dựng các chuyên đề tuyên truyền, giáo dục: Phòng, chống đuối nước (PCĐN) trên đường đi học; PCĐN khi tham quan, dã ngoại, tắm biển, đi bơi; PCĐN khi vui chơi tại cộng đồng nơi có các nguồn nước mở; PCĐN khi hoạt động trong môi trường nước; cứu đuối an toàn khi thấy bạn bị đuối nước,...

+ Chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai bộ tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn giáo dục phòng tránh đuối nước cho học sinh được phê duyệt tại Quyết định số 4704/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2021 của Bộ GDĐT

+ Chỉ đạo giáo viên thường xuyên quán triệt, nhắc nhở trẻ em, học sinh không được chơi, đùa nghịch gần ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch, hố công trình,... nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước; không tự ý hoặc rủ nhau đi tắm, đi bơi khi không có người lớn đi cùng (thời gian vào cuối mỗi buổi học).

- Chủ động phối hợp với các sở, ngành, chính quyền địa phương các cấp trong việc tổ chức quản lý, giám sát, hướng dẫn các em tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh; tăng cường rà soát, phát hiện các điểm nóng có nguy cơ cao xảy ra tai nạn đuối nước để cảnh báo kịp thời; tổ chức các lớp học bơi, học kỹ năng an toàn PCĐN cho các em trong dịp hè. Tổ chức tốt việc bàn giao trẻ em, học sinh về gia đình, địa phương trước khi nghỉ hè.

- Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực PCĐN và dạy bơi, cứu đuối an toàn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong các cơ sở giáo dục nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục cho trẻ em, học sinh.

- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện công tác PCĐN tại các nhà trường, cơ sở giáo dục, các đơn vị thuộc phạm vi quản lý và có biện pháp xử lý đối với các đơn vị, cá nhân không thực hiện nghiêm túc công tác tuyên truyền, giáo dục PCĐN trẻ em, học sinh.

Công tác chỉ đạo, tuyên truyền phòng, chống đuối nước ở trẻ em, học sinh hiện nay được thực hiện như thế nào?

Công tác chỉ đạo, tuyên truyền phòng chống đuối nước ở trẻ em, học sinh hiện nay được thực hiện như thế nào?

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đuối nước ở học sinh?

Trước đó, ngày 20/12/2021 Bộ Giáo dục và Đào tạo có ban hành Quyết định 4704/QĐ-BGDĐT năm 2021 về việc phê duyệt tài liệu hướng dẫn Giáo dục phòng tránh đuối nước học sinh

Theo Tài liệu hướng dẫn giáo dục phòng tránh đuối nước học sinh ban hành kèm Quyết định 4704/QĐ-BGDĐT năm 2021 về việc phê duyệt tài liệu hướng dẫn Giáo dục phòng tránh đuối nước học sinh đã xác định nhưng nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đuối nước ở học sinh như sau:

- Tuổi và sự phát triển:

+ Ở nhóm trẻ em dưới 5 tuổi thì nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đuối nước là do trẻ ở một mình hoặc không có người đủ năng lực chăm sóc, trông chừng trẻ.

+ Ở nhóm từ 5 tuổi trở lên thì nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đuối nước là do tính hiếu kỳ, thích khám phá, vui đùa, thích thể hiện bản thân.

- Bệnh lý: trẻ em, học sinh có bệnh lý như bệnh động kinh thì tỷ lệ tử vong do đuối nước sẽ cao hơn khi bị chìm trong nước.

- Trẻ em, học sinh thiếu kiến thức, kỹ năng để đánh giá sự nguye hiểm có thể xảy ra khi tham gia các hoạt động vui chơi gần môi trường nước hoặc khi đi bơi, đi tắm ở các vùng nước.

- Thiếu sự giám sát của người lớn.

- Môi trường nước xung quanh tiềm ẩn nhiều nguy cơ đuối nước như việc hố các công trình đào sâu nhưng không có biển báo, rào chắn; thành giếng không đủ độ cao cần thiết; phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn;…

- Nhận thức, kiến thức, kỹ năng và thể chất của trẻ còn hạn chế khi xảy ra thiên tai, lũ lụt,…

Đảm bảo an toàn phòng, chống đuối nước ở trẻ em, học sinh như thế nào?

Tại Tài liệu hướng dẫn giáo dục phòng tránh đuối nước học sinh ban hành kèm Quyết định 4704/QĐ-BGDĐT năm 2021 về việc phê duyệt tài liệu hướng dẫn Giáo dục phòng tránh đuối nước học sinh đã triển khai những nguyên tắc cơ bản để phòng, chống đuối nước ở trẻ em, học sinh như sau:

- Loại bỏ nguy cơ gây đuối nước ở trẻ em, học sinh tại cồng động, gia đình, trường học. Luôn cảnh giác, cẩn thận, khi vui chơi gần các khu vực ao, hồ, sông, suối,…

- Chấp hành các quy định an toàn khi tham gia giao thông đường thủy.

- Học bơi theo trường lớp và cố người quản lý, đào tạo đảm trách. Có phương tiện cứu hộ và sơ cứu.

- Ra khỏi vùng nước khi cơ thể bắt đầu mệt mỏi.

- Nguyên tắc 3 không:

+ Không xuống nước nếu không biết bơi hoặc khi cơ thể mệt mỏi.

+ Không bơi, lội một mình. Trang phục gọn gàng khi bơi.

+ Không bơi, lội khi thời tiết đang hoặc sắp chuyển xấu (như mưa to, giông, sấm sét,…) và không bơi, lội trong vùng nước bẩn.

- Luôn cảnh giác, cẩn thận khi vui chơi gần các khu vực ao, hồ, sông, suối.

- Loại bỏ nguy cơ đuối nước cho trẻ em tại cộng đồng, gia đình, trường học.

- Chỉ bơi, lội khi có người lớn giám sát.

Đuối nước
Trẻ em Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Trẻ em
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Những quy định giao thông liên quan tới trẻ em?
Pháp luật
Lập Giấy khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi thì họ, chữ đệm, tên được xác định như thế nào? Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi được quy định ra sao?
Pháp luật
Hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em có vi phạm pháp luật không? Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu của trẻ em được quy định như thế nào?
Pháp luật
Những loại trò chơi nào ảnh hưởng xấu đến trẻ em? Cho trẻ em sử dụng đồ chơi bạo lực, người mua hay người bán bị phạt và mức phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Cha mẹ ép buộc con nghỉ học để ngồi lề đường xin ăn sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? Sẽ bị hạn chế quyền đối với con?
Pháp luật
Ngày Thế giới Chống Lao động Trẻ em 12/6 được công nhận vào năm nào? Lao động trẻ em có bị cấm trong mọi trường hợp không?
Pháp luật
Ngày 12/6 là Ngày Thế giới Chống Lao động Trẻ em đúng hay không? Thế nào là Lao động Trẻ em theo quy định?
Pháp luật
Tổ chức đại diện tiếng nói nguyện vọng của trẻ em là Đoàn thanh niên đúng không? Trẻ em có bao nhiêu quyền?
Pháp luật
Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi được ban hành nhằm mục đích gì? Trách nhiệm của trường mầm non trong việc triển khai sử dụng Bộ chuẩn?
Pháp luật
Lĩnh vực phát triển thể chất thuộc Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm các chuẩn nào? Chuẩn và chỉ số là gì và được hiểu như thế nào?
Pháp luật
Bộ LĐTB&XH hướng dẫn triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2024? Chủ đề Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đuối nước
2,283 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đuối nước Trẻ em

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đuối nước Xem toàn bộ văn bản về Trẻ em

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào