Công điện 29/CĐ-TTg 2025 đẩy mạnh công tác phòng ngừa và xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng?

Công điện 29/CĐ-TTg 2025 đẩy mạnh công tác phòng ngừa và xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng?

Công điện 29/CĐ-TTg 2025 đẩy mạnh công tác phòng ngừa và xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng?

Ngày 03/4/2025, Thủ tướng Chính phủ ra Công điện 29/CĐ-TTg năm 2025 về đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

>>> TẢI VỀ Công điện 29/CĐ-TTg năm 2025 về đẩy mạnh công tác phòng ngừa và xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Công điện 29/CĐ-TTg 2025 đẩy mạnh công tác phòng ngừa và xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng?

Công điện 29/CĐ-TTg 2025 đẩy mạnh công tác phòng ngừa và xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng? (Hình từ Internet)

Yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Theo Công điện 29/CĐ-TTg năm 2025, yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ như sau:

(1) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có liên quan tập trung thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Công điện 139/CĐ-TTg năm 2024 ngày 23 tháng 12 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng.

(2) Bộ Công an

- Chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tập trung triển khai có hiệu quả đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm sử dụng công nghệ cao, lợi dụng không gian mạng hoạt động phạm tội, đặc biệt là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là trong giai đoạn sắp xếp tổ chức bộ máy công an địa phương (không tổ chức công an cấp huyện).

- Thường xuyên rà soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xóa bỏ các nội dung, trang web, đường dẫn, ứng dụng, hội, nhóm, tài khoản trên không gian mạng liên quan đến hoạt động lừa đảo, cuộc gọi, tin nhắn nghi vấn lừa đảo, nhất là các cuộc gọi từ nước ngoài, cuộc gọi sử dụng công nghệ VoIP, ứng dụng OTT...

(3) Bộ Quốc phòng

- Chỉ đạo các lực lượng tổ chức trinh sát, giám sát, thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, nắm chắc tình hình trên không gian mạng để kịp thời có biện pháp đối phó với các hoạt động ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ động phát hiện, nhận diện, ngăn chặn, xử lý các trang web, địa chỉ IP, ứng dụng, phần mềm độc hại sử dụng trong hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

- Chỉ đạo các lực lượng tăng cường tuần tra, kiểm soát chặt chẽ các khu vực biên giới, đặc biệt là các đường mòn, lối mở, khu vực rừng núi, sông ngòi. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng Công an, Hải quan và chính quyền địa phương thường xuyên trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, nhất là các đối tượng tổ chức, môi giới đưa người xuất cảnh trái phép, ứng dụng các công nghệ hiện đại, như: Camera giám sát, thiết bị bay không người lái, hệ thống định vị GPS... để tăng cường khả năng giám sát và phát hiện các hành vi vượt biên trái phép; xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về các đối tượng có nguy cơ vượt biên trái phép để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn.

(4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Chỉ đạo hệ thống các ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán khẩn trương kiểm tra, đối chiếu xác thực sinh trắc học người đại diện hợp pháp đối với các giao dịch trực tuyến của tài khoản doanh nghiệp; loại bỏ tài khoản không chính chủ, tài khoản có thông tin sai lệch; triển khai giải pháp kỹ thuật để phát hiện, phân loại, cảnh báo các tài khoản có giao dịch bằng địa chỉ IP tại nước ngoài. Khẩn trương tổ chức kết nối thông tin, dữ liệu về tài khoản (cá nhân, doanh nghiệp) với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác thực, phòng ngừa tội phạm.

- Yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phối hợp Bộ Công an kết nối hệ thống, tiếp nhận thông tin về danh sách tài khoản, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động vi phạm pháp luật để cảnh báo cho khách hàng khi thực hiện giao dịch, kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn thiệt hại xảy ra; kết nối hệ thống tiếp nhận, trả lời yêu cầu cung cấp thông tin bằng văn bản điện tử để tiết kiệm nguồn lực xã hội, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

(5) Bộ Khoa học và Công nghệ

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực viễn thông; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có phương án đối khớp thông tin chủ tài khoản, người đại diện hợp pháp với thông tin chủ thuê bao di động theo số điện thoại di động đã đăng ký trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán, ví điện tử.

- Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông thực hiện xác thực, lưu giữ, sử dụng thông tin thuê bao viễn thông và xử lý SIM có thông tin thuê bao viễn thông chưa đầy đủ, không chính xác theo quy định.

- Phối hợp Bộ Công an triển khai giải pháp số hóa quy trình cung cấp thông tin thuê bao, thông tin chủ thể tên miền... được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khi được yêu cầu.

(6) Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu, đề xuất biện pháp tăng cường kiểm tra việc góp vốn điều lệ của doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; rà soát, hoàn thiện quy trình, quy định thành lập doanh nghiệp; tăng cường hậu kiểm, phát hiện doanh nghiệp sau khi được thành lập không phát sinh hoạt động kinh doanh thực tế; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để xác thực thông tin người đại diện pháp luật và người được ủy quyền, “làm sạch” dữ liệu về thông tin doanh nghiệp; chủ động cung cấp thông tin, tài liệu cho Bộ Công an nhằm phòng ngừa, xử lý việc lợi dụng thành lập doanh nghiệp để hoạt động vi phạm pháp luật. Tổ chức kết nối thông tin, dữ liệu về thuế của cá nhân, doanh nghiệp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác thực, phòng ngừa tội phạm.

(7) Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường các hình thức tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn mới của hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản giúp người dân nâng cao ý thức cảnh giác, chủ động phòng ngừa.

(8) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

- Chỉ đạo các lực lượng chức năng tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả, thực chất các biện pháp phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là tội phạm sử dụng công nghệ cao, lợi dụng không gian mạng; đổi mới công tác tác tuyên truyền, phù hợp với đặc thù từng địa phương; quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị công nghệ hiện đại cho các lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

- Các địa phương có đường biên giới đất liền chỉ đạo lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và các lực lượng liên quan tăng cường quản lý địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý các đối tượng xuất cảnh, nhập cảnh để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

(9) Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ và các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường thông tin về âm mưu, phương thức, thủ đoạn mới, cách thức xử lý với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là lừa đảo trên không gian mạng; kết quả phòng ngừa, xử lý của các lực lượng chức năng để người dân nâng cao nhận thức, kịp thời cung cấp thông tin, tố giác hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

(10) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Công điện này. Bộ Công an theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Công điện này; định kỳ hằng quý, các bộ, ngành, địa phương báo cáo tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao về Bộ Công an để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

(11) Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Công an theo chức năng, nhiệm vụ được giao thường xuyên theo dõi, đôn đốc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình, kết quả thực hiện Công điện 29/CĐ-TTg năm 2025.

Cảnh báo hình thức lừa đảo tổ chức cá độ bóng đá qua không gian mạng, chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng?

Tại Mục 1 Phụ lục I Ban hành kèm theo Công văn số 397/TTCS-TTTH năm 2024 của Cục Thông tin cơ sở cảnh báo hình thức lừa đảo tổ chức cá độ bóng đá qua không gian mạng, chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng như sau:

Ngày 02/01/2024, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế tiến hành tạm giữ 9 đối tượng trong đường dây tổ chức đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng với số tiền giao dịch trong một tháng là 3,5 triệu USD, tương đương hơn 176 tỷ đồng. Trong đó, Hoàng Anh Luân, 31 tuổi, trú tại thị xã Hương Trà được xác định là người cầm đầu.

Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đối tượng cầm đầu khai nhận đã quản lý một tài khoản cá độ bóng đá cấp cao, hạn mức lên tới 1,4 triệu USD; theo đó, đối tượng chia tài khoản theo các cấp nhỏ hơn và đưa cho đồng phạm nhằm tổ chức cá độ bóng đá qua không gian mạng.

Trước thực trạng trên, Bộ TT&TT khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật liên quan đến tội phạm và tệ nạn cờ bạc, đặc biệt là cá độ bóng đá. Người dân cần ý thức được hậu quả và tác hại của tệ nạn cá độ bóng đá đối với bản thân, gia đình và xã hội. Tuyệt đối không tham gia cá độ bóng đá dưới mọi hình thức.

Trường hợp phát hiện các đối tượng có biểu hiện nghi vấn liên quan đến cá độ bóng đá cần kịp thời báo tin tố giác với cơ quan Công an gần nhất hoặc qua đường dây nóng của Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an (069.2348569) để có biện pháp điều tra xử lý, góp phần làm lành mạnh môi trường xã hội.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Tải trọn bộ các quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công điện 29/CĐ-TTg 2025 đẩy mạnh công tác phòng ngừa và xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng?
Pháp luật
Có quyền livestream kêu gọi từ thiện không? Trục lợi từ việc kêu gọi từ thiện sẽ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Thế nào là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản? Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?
Pháp luật
Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong vụ án chuyến bay giải cứu là cháu ruột của liệt sĩ thì có được giảm nhẹ án?
Pháp luật
Hotline trình báo về lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng là gì? Hồ sơ tố cáo lừa đảo bao gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Đảng viên có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị truy cứu TNHS có bị khai trừ khỏi đảng không?
Pháp luật
Scam vé là gì? Người scam vé sẽ bị xử lý như thế nào? Scam vé có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Hướng dẫn quét mã QR trên điện thoại Android nhanh chóng? Quét mã QR trên điện thoại Android phải tải app nào?
Pháp luật
Telegram là gì? Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua Telegram bị xử lý như thế nào theo pháp luật?
Pháp luật
Lừa đảo cập nhật VNeID nhằm chiếm đoạt tài sản bị xử phạt hành chính ra sao và bị xử phạt hình sự thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
11 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào