Công chứng điện tử là gì? Điều kiện cung cấp dịch vụ công chứng điện tử theo Nghị định 104 như thế nào?
Công chứng điện tử là gì?
Căn cứ Điều 62 Luật Công chứng 2024 quy định về nguyên tắc và phạm vi công chứng điện tử như sau:
Nguyên tắc và phạm vi công chứng điện tử
1. Công chứng điện tử là việc công chứng được thực hiện bằng phương tiện điện tử để tạo lập văn bản công chứng điện tử, tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 5 của Luật này và các nguyên tắc sau đây:
a) Bảo đảm an ninh, an toàn, bảo vệ thông điệp dữ liệu và bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật; thông tin trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu;
b) Công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng được cung cấp dịch vụ công chứng điện tử khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 63 của Luật này.
2. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, nhu cầu và khả năng cung cấp dịch vụ công chứng điện tử trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định về phạm vi các giao dịch được công chứng điện tử.
Chính phủ quy định chi tiết Điều 63 và Điều 64 của Luật Công chứng 2024.
Theo quy định nêu trên thì Công chứng điện tử là việc công chứng được thực hiện bằng phương tiện điện tử để tạo lập văn bản công chứng điện tử, đồng thời tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 5 Luật Công chứng 2024 và các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm an ninh, an toàn, bảo vệ thông điệp dữ liệu và bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật; thông tin trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu;
- Công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng được cung cấp dịch vụ công chứng điện tử khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 63 của Luật Công chứng 2024.
Điều kiện cung cấp dịch vụ công chứng điện tử theo Nghị định 104 như thế nào?
Cụ thể tại Điều 49 Nghị định 104/2025/NĐ-CP quy định điều kiện cung cấp dịch vụ công chứng điện tử như sau:
- Tài khoản để thực hiện việc công chứng điện tử (sau đây gọi là tài khoản cung cấp dịch vụ công chúng điện tử) của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, viên chức ngoại giao, Cơ quan đại diện ngoại giao phải được tạo lập trên nền tảng công chúng điện tử đáp ứng các quy định tại Điều 51 của Nghị định 104/2025/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
- Chữ ký số có sử dụng dịch vụ cấp dấu thời gian để thực hiện công chứng điện tử của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chúng, viên chức ngoại giao, Cơ quan đại diện ngoại giao do tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy của Việt Nam cung cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Công chứng viên, tổ chức hành nghề công chúng phải đăng ký chữ ký số để thực hiện công chứng điện tử tại Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động.
- Tổ chức hành nghề công chứng cung cấp dịch vụ công chứng điện tử phải bảo đảm điều kiện về máy tính, đường truyền mạng, thiết bị điện tử và các điều kiện cần thiết khác.
- Việc cung cấp dịch vụ công chứng điện tử tại Cơ quan đại diện ngoại giao được thực hiện theo điều kiện thực tế của Cơ quan đại diện ngoại giao đó.
Công chứng điện tử là gì? Điều kiện cung cấp dịch vụ công chứng điện tử theo Nghị định 104 như thế nào? (Hình từ Internet)
Văn bản công chứng điện tử được quy định tại Nghị định 104 như thế nào?
Theo điều tại Điều 47 Nghị định 104/2025/NĐ-CP quy định về văn bản công chứng điện tử như sau:
- Văn bản công chứng điện tử được tạo lập trực tiếp trên môi trường điện tử theo quy trình công chứng điện tử trực tiếp hoặc trực tuyến được quy định tại Luật Công chứng 2024, Nghị định 104/2025/NĐ-CP và quy định pháp luật về giao dịch điện tử.
Văn bản công chứng giấy được được chuyển đổi thành văn bản điện tử theo quy định của Luật Công chứng 2024 và pháp luật về giao dịch điện tử, có chữ ký số của công chứng viên và chữ ký số của tổ chức hành nghề công chứng cũng được coi là văn bản công chứng điện tử.
- Văn bản công chứng điện tử phải có QR-Code hoặc đường link hoặc mã số hoặc hình thức ký hiệu riêng khác để thực hiện việc tham chiếu, kiểm tra tính xác thực.
- Việc ký số của người tham gia giao dịch, người làm chứng, người phiên dịch vào văn bản công chứng điện tử được thực hiện trước sự chứng kiến của công chứng viên, trừ trường hợp người có thẩm quyền đã đăng ký chữ ký mẫu theo quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật Công chứng 2024.
- Việc đánh số trang của văn bản công chứng điện tử được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật Công chứng 2024.
- Việc sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng điện tử được lập thành trang văn bản có chứa nội dung sửa lỗi kỹ thuật, có chữ ký số của công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng.
Văn bản sửa lỗi kỹ thuật phải được đính kèm với văn bản công chứng điện tử và phải xuất hiện cùng văn bản công chứng điện tử khi được tham chiếu.
- Việc sửa đổi, bổ sung, chấm dứt, hủy bỏ giao dịch được công chứng điện tử thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật Công chứng 2024.
Văn bản sửa đổi, bổ sung, chấm dứt, hủy bỏ giao dịch phải được đính kèm với văn bản công chứng điện tử và phải xuất hiện cùng văn bản công chứng điện tử khi được tham chiếu.
Nghị định 104/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2025.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thay đổi hương liệu làm thay đổi thành phần cấu tạo của sản phẩm thì có phải công bố lại sản phẩm không?
- Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục do ai thành lập? Thành lập hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục nhằm mục đích gì?
- Cắt tải sự cố là gì? Đơn vị phát điện có trách nhiệm thực hiện cắt tải sự cố theo yêu cầu của ai?
- Kỷ niệm chương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có tên gọi là gì? Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương quy định ra sao?
- Công văn 5423/SYT-NVY kích hoạt ứng phó Covid 19 trước biến thể Omicron XEC tại Thành phố Hồ Chí Minh?