Công chức, viên chức nhà nước có được làm thêm công việc ở bên ngoài để kiếm thêm tiền hay không?
Công chức nhà nước có được làm thêm công việc ở bên ngoài để tăng thu nhập hay không?
Căn cứ theo Mục 4 Chương II Luật Cán bộ, công chức 2008 về những điều công chức không được làm. Công chức không được thực hiện những việc sau:
- Liên quan đến đạo đức công vụ:
+ Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
+ Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
+ Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
+ Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
- Liên quan đến bí mật nhà nước:
+ Không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
+ Công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
- Những việc khác:
Không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, có thể thấy, hiện nay luật không có quy định cấm công chức làm thêm việc khác để kiếm thêm thu nhập.
Tuy nhiên, việc thực hiện các công việc khác cũng cần tuân thủ quy định pháp luật và không vi phạm vào những điều công chức không được làm nêu trên.
Đồng thời, theo tiểu mục c Mục 3 Chỉ thị 26/CT-TTg năm 2016, công chức cũng không được sử dụng thời giờ làm việc để làm việc riêng.
>>> Xem thêm: Bảng lương công chức, viên chức mới nhất hiện nay Tải
Công chức, viên chức nhà nước có được làm thêm công việc ở bên ngoài để kiếm thêm tiền hay không?
Viên chức nhà nước có làm thêm bên ngoài được không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Viên chức 2010 về những việc viên chức nhà nước không được làm như sau:
Những việc viên chức không được làm
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.
3. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
4. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
6. Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 và khoản 4 Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có đề cập như sau:
Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn
...
2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:
a) Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;
b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
c) Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
d) Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
đ) Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
e) Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.
...
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
Theo các quy định trên thì có thể thấy, cũng giống như công chức, viên chức nhà nước cũng không bị cấm làm thêm ở bên ngoài để tăng nguồn thu nhập.
Tuy nhiên, viên chức cần chú ý công việc làm thêm phải không vi phạm các quy định nêu trên cũng như các quy định khác có liên quan đến viên chức nhà nước.
Mức lương cơ sở áp dụng đối với công chức, việc chức nhà nước hiện nay là bao nhiêu?
Hiện nay, mức lương cơ sở áp dụng đối với công chức, việc chức nhà nước là 1.490.000 đồng/tháng theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP như sau:
Mức lương cơ sở
...
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
Từ ngày 01/07/2023, mức lương cơ sở này sẽ được tăng lên 1.800.000 đồng/tháng trên tinh thần của Nghị quyết 69/2022/QH về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023.
Theo đó, lương của công chức, viện chức nhà nước được tính theo công thức sau:
- Trước 01/07/2023:
Lương = 1.490.000 đồng x Hệ số lương
- Từ 01/07/2023:
Lương = 1.800.000 đồng x Hệ số lương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?