Còn bao nhiêu ngày thi THPT Quốc gia 2025? 2k7 còn bao nhiêu ngày thi THPT Quốc gia 2025?
Còn bao nhiêu ngày thi THPT Quốc gia 2025? 2k7 còn bao nhiêu ngày thi THPT Quốc gia 2025?
Căn cứ theo Mục I Công văn 1239/BGDĐTT-QLCL năm 2025 nêu rõ lịch thi THPT quốc gia 2025 như sau:
Lịch thi đối với các thí sinh dự thi với Đề thi của Chương trình giáo dục phổ thông được ban hành kèm theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT Chương trình Giáo dục thường xuyên được ban hành kèm theo Quyết định 50/2006/QĐBGDĐT như sau:
Lịch thi đối với các thí sinh dự thi với Đề thi của Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành:
Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27, 28 tháng 6 năm 2025.
Trong đó, ngày 25/6/2025 làm thủ tục dự thi; ngày 26 và 27/6/2025 tổ chức coi thi; ngày 28/6/2025 dự phòng.
Như vậy, nếu tính từ ngày hôm nay (21/4/2025), thì còn 65 ngày nữa đến ngày thi THPT Quốc gia 2025.
Còn bao nhiêu ngày thi THPT Quốc gia 2025? 2k7 còn bao nhiêu ngày thi THPT Quốc gia 2025? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT là gì?
Căn cứ theo Điều 59 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định trách nhiệm của Bộ Giáo dục và đào tạo đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT như sau:
- Chỉ đạo tổ chức kỳ thi; quyết định phương án xử lý các trường hợp đặc biệt và các tình huống bất thường khác.
- Cung cấp các hệ thống phần mềm, văn bản hướng dẫn và tổ chức tập huấn để phục vụ công tác tổ chức thi bảo đảm thống nhất trên toàn quốc.
- Thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia để chỉ đạo tổ chức kỳ thi.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thanh tra, kiểm tra kỳ thi theo quy định của pháp luật.
- Quy định cấu trúc định dạng đề thi, công bố đề tham khảo cho kỳ thi.
- Ban hành các quy định, yêu cầu đối với Hội đồng ra đề thi.
- Tổ chức ra đề thi và hướng dẫn về quy trình vận chuyển đề thi từ Hội đồng ra đề thi tới các Ban In sao đề thi.
- Ban hành các quy định, quy trình và hướng dẫn chuẩn bị để tổ chức thi trên máy tính đối với các môn trắc nghiệm tại một số địa phương có đủ điều kiện.
- Đối sánh kết quả thi và điểm trung bình cả năm lớp 12 của thí sinh lớp 12 trong năm tổ chức thi; phân tích điểm hiệu chỉnh giữa các môn thi để phục vụ công tác đánh giá kết quả thi của các môn trong kỳ thi.
Thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2025 phải tuân thủ quy định gì khi vào phòng thi?
Theo khoản 4 Điều 21 Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT, thí sinh phải tuân thủ các quy định trong phòng thi như sau:
- Ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình; xuất trình Thẻ Căn cước/CCCD/Hộ chiếu, thẻ dự thi khi có yêu cầu của Giám thị hoặc người làm nhiệm vụ tại Điểm thi;
- Để phục vụ quá trình làm bài thi, thí sinh được mang vào phòng thi, gồm: Bút viết; thước kẻ; bút chì; tẩy chì; êke; thước vẽ đồ thị; dụng cụ vẽ hình; máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ.
Cấm mang vào phòng thi/phòng chờ: Giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn; vũ khí và chất gây nổ, gây cháy; tài liệu, thiết bị truyền tin (thu, phát sóng thông tin, ghi âm, ghi hình) hoặc chứa thông tin để gian lận trong quá trình làm bài thi;
- Trước khi làm bài thi, thí sinh phải ghi đầy đủ số báo danh và thông tin của mình vào đề thi, giấy thi, Phiếu TLTN, giấy nháp. Khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang, chất lượng các trang in và mã đề thi ở từng trang bảo đảm thống nhất (đối với các môn trắc nghiệm); nếu phát hiện đề thi thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cáo ngay với Giám thị, chậm nhất 05 (năm) phút từ thời điểm bắt đầu tính giờ làm bài;
- Trong thời gian ở phòng thi phải giữ trật tự; báo cáo ngay cho Giám thị khi người khác chép bài của mình hoặc cố ý can thiệp vào bài của mình; không được trao đổi, bàn bạc, chép bài của người khác, cho người khác chép bài, sử dụng tài liệu trái quy định để làm bài thi hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận; nếu muốn có ý kiến thí sinh phải giơ tay xin phép Giám thị, sau khi được phép, thí sinh đứng trình bày công khai ý kiến của mình. Không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì, trừ tô các ô trên Phiếu TLTN; chỉ được viết bằng một màu mực (màu xanh hoặc màu đen);
- Đối với buổi thi tự luận, thí sinh chỉ được ra khỏi phòng thi sau 2/3 (hai phần ba) thời gian làm bài và phải nộp bài làm, đề thi và giấy nháp trước khi rời phòng thi, khu vực thi; đối với bài thi trắc nghiệm, thí sinh không được phép ra khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi và thời gian giữa hai môn thi của bài thi tự chọn; nếu thí sinh nhất thiết phải tạm thời ra khỏi phòng thi thì Giám thị phải báo cho Giám sát phòng thi để phối hợp thực hiện; việc ra khỏi phòng thi, khu vực thi của thí sinh trong trường hợp cần cấp cứu phải có sự giám sát của công an cùng Giám sát phòng thi cho tới khi hết giờ làm bài của buổi thi và do Trưởng Điểm thi quyết định;
- Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, phải ngừng làm bài ngay, bảo quản bài thi. Khi nộp bài thi tự luận, phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi; thí sinh không làm được bài cũng phải nộp tờ giấy thi (đối với bài thi tự luận), Phiếu TLTN (đối với bài thi trắc nghiệm).










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe tăng T54B số hiệu 843? Xe tăng T54B mang số hiệu 843 đang ở đâu? Xe tăng 843 trưng bày ở đâu?
- Vụ Công chức Viên chức là đơn vị trực thuộc cơ quan nào? Vụ trưởng Vụ Công chức Viên chức có trách nhiệm gì?
- Ý nghĩa của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới? Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới là ngày mấy? Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ là gì?
- Không gian điều tra cơ bản tài nguyên điện gió tập trung tại các khu vực nào? Nội dung và mức độ điều tra?
- Màn trình diễn 10.500 thiết bị bay không người lái kỷ niệm ngày 30 4 tại thành phố Hồ Chí Minh?