Còn bao nhiêu ngày nữa nghỉ hè 2025 tính từ hôm nay? Học sinh còn bao nhiêu ngày nữa nghỉ hè 2025?
Còn bao nhiêu ngày nữa nghỉ hè 2025 tính từ hôm nay? Học sinh còn bao nhiêu ngày nữa nghỉ hè 2025?
Theo Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024, cụ thể như sau:
Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:
1. Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
2. Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.
3. Kết thúc học kỳ I trước ngày 18 tháng 01 năm 2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.
4. Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2025.
5. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2025.
6. Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27 tháng 6 năm 2025.
7. Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo nội dung kế hoạch, chương trình năm học 2024 2025 sẽ hoàn thành và kết thúc trước ngày 31/5/2025. Do đó, lịch nghỉ hè của học sinh cả nước chậm nhất là vào ngày 31/5/2025.
Như vậy, nếu như tính từ hôm nay (là ngày 13/5/2025), còn 18 ngày nữa đến kỳ nghỉ hè 2025.
Lưu ý: Thông tin về Còn bao nhiêu ngày nữa nghỉ hè 2025 tính từ hôm nay? Học sinh còn bao nhiêu ngày nữa nghỉ hè 2025? mang tính chất tham khảo. Thời gian nghỉ hè 2025 có thể thay đổi tùy theo kế hoạch của từng địa phương và trường học.
Còn bao nhiêu ngày nữa nghỉ hè 2025 tính từ hôm nay? Học sinh còn bao nhiêu ngày nữa nghỉ hè 2025? (Hình từ Internet)
Độ tuổi học sinh Tiểu học, THCS, THPT theo quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định về cấp học và độ tuổi giáo dục phổ thông như sau:
(1) Các cấp học và độ tuổi của học sinh tiểu học, THCS, THPT (giáo dục phổ thông) được quy định như sau:
- Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
- Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
- Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
(2) Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại mục (1) bao gồm:
- Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
- Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
(3) Giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông. Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân là gì?
Căn cứ theo Điều 13 Luật Giáo dục 2019 quy định quyền và nghĩa vụ học tập của công dân như sau:
(1) Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
(2) Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, bảo đảm giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình.
(3) Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em, người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Vận hành dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng như thế nào? Dự án đầu tư công được đưa vào sử dụng khi nào?
- Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Bộ Công Thương hiện nay có chức năng gì? Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc quy định ra sao?
- Công văn báo cáo về phương án giá bán lẻ điện bình quân hằng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam gồm những nội dung nào?
- Căn cứ để quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động tham gia ý kiến trong thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?
- Hoạt động điện ảnh phải bảo đảm điều gì? Nhà nước đầu tư hỗ trợ đối với các dự án phim ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động điện ảnh không?