Có thay đổi mức đóng BHXH 2023 từ tháng 7/2023? Tỷ lệ đóng BHXH năm 2023 của doanh nghiệp và NLĐ?
- Có thay đổi mức đóng BHXH 2023 từ tháng 7/2023? Tỷ lệ đóng BHXH năm 2023 của doanh nghiệp và NLĐ?
- Tiền lương tháng đóng BHXH tối đa từ 01/7/2023 là bao nhiêu?
- Tiền lương tháng đóng BHTN tối đa từ 01/7/2023 là bao nhiêu?
- Mức đóng BHYT tối đa từ 01/7/2023 là bao nhiêu?
- Một số lưu ý khi đóng BHXH, BHYT, BHTN
Có thay đổi mức đóng BHXH 2023 từ tháng 7/2023? Tỷ lệ đóng BHXH năm 2023 của doanh nghiệp và NLĐ?
Hiện nay, vẫn chưa có quy định mới hoặc thông tin chính thức khác về việc thay đổi mức đóng BHXH từ tháng 07/2023. Do đó, mức đóng BHXH từ tháng 7/2023 không có sự thay đổi và cụ thể như sau:
Đối với người lao động Việt Nam
Đối với người lao động nước ngoài
Lưu ý: Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là (0.3%).
Xem thêm: Đề xuất giảm mức đóng BHTN xuống còn 0,5% và tạm dừng đóng bảo hiểm TNLĐ-BNN đến hết năm 2023
Mức đóng BHXH 2023 từ tháng 7/2023 (Hình từ Internet)
Tiền lương tháng đóng BHXH tối đa từ 01/7/2023 là bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì trường hợp tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Từ ngày 01/7/2023 thì mức lương cơ sở chính thức tăng lên 1.8 triệu đồng theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP.
Do đó. tiền lương đóng BHXH bắt buộc tối đa từ ngày 01/7/2023 là 36.000.000 đồng.
Tiền lương tháng đóng BHTN tối đa từ 01/7/2023 là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 58 Luật Việc làm 2013 thì tiền lương làm căn cứ đóng BHTN như sau:
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa là 36.000.000 đồng.
- Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:
Thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
Như vậy, tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa như sau:
Đơn vị: Đồng/tháng
Mức lương tối thiểu vùng | Tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa | |
Vùng I | 4.680.000 | 93.600.000 |
Vùng II | 4.160.000 | 83.200.000 |
Vùng III | 3.640.000 | 72.800.000 |
Vùng IV | 3.250.000 | 65.000.000 |
Mức đóng BHYT tối đa từ 01/7/2023 là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì:
Tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế
1. Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
2. Đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương, tiền công tháng được ghi trong hợp đồng lao động.
3. Đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
4. Đối với các đối tượng khác thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là mức lương cơ sở.
5. Mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm y tế là 20 lần mức lương cơ sở.
Như vậy, tiền lương đóng bảo hiểm y tế tối đa là 36.000.000 đồng.
Một số lưu ý khi đóng BHXH, BHYT, BHTN
Theo hướng dẫn tại Công văn 1952/BHXH-TST năm 2023 thì
- Người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thực hiện theo đúng quy định tại Khoản 4 Điều 4 Văn bản hợp nhất số 922/VBHN-BHXH Quyết định Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, BHYT.
- Người lao động đồng thời có từ 02 hợp đồng lao động (HĐLĐ) trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.
- Trường hợp người lao động giao kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.
- Người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?