Cơ sở thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) như thế nào?
Bình đẳng giới được hiểu như thế nào theo quy định của pháp luật?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006, theo đó bình đẳng giới được hiểu như sau:
"Điều 5. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó."
Các nguyên tắc cơ bản của về bình đẳng giới?
Căn cứ Điều 6 Luật Bình đẳng giới 2006 theo đó về vấn đề bình đẳng giới có các nguyên tắc cơ bản như sau:
"Điều 6. Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới
1. Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
2. Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.
3. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
4. Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
5. Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật.
6. Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân."
Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) được thực hiện dựa trên cơ sở nào?
Mục tiêu lồng ghép bình đẳng giới trong Dự án Luật Dầu khí (sửa đổi)?
Căn cư theo Mục I Báo cáo 81/BC-BCT theo đó:
- Mục tiêu chung : Mục tiêu tổng quát là nhằm thể chế hóa các Nghị quyết của Trung ương và Bộ Chính trị về hoàn thiện thể chế phát triển ngành dầu khí, phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về dầu khí, loại bỏ rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư, góp phần cải thiện mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí. Xây dựng cơ chế, chính sách tăng cường thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước để phát triển ngành dầu khí, tạo điều kiện và cơ hội bình đẳng để mọi tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.
- Mục tiêu cụ thể
+ Thứ nhất, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với quy định của pháp luật về bình đẳng giới, pháp luật khác có liên quan.
+ Thứ hai, tạo cơ sở pháp lý để mọi cá nhân (không phân biệt nam và nữ) được bình đẳng trong việc áp dụng pháp luật, tham gia vào hoạt động đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.
+ Thứ ba, tạo lập chính sách khuyến khích đầu tư để thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia vào lĩnh vực dầu khí, tạo thêm công ăn việc làm cho các lao động người Việt Nam.
Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) được thực hiện dựa trên cơ sở nào?
Theo tiểu mục 1 Mục III Báo cáo 81/BC-BCT theo đó việc thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo Luật dựa trên cơ sở pháp lý trong nước và Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, cụ thể như sau:
- Thứ nhất, Hiến pháp Việt Nam đã từng bước xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về giới và bình đẳng giới với những yêu cầu pháp lý cụ thể, đồng bộ, thống nhất trong quy định, thực hiện chính sách đối với những quan hệ xã hội có nhạy cảm giới và trong xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật. Hiến pháp 2013 đã khẳng định về việc công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt; Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng, Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội; nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới; Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em....
- Thứ hai, Luật Bình đẳng giới cũng quy định các khái niệm về bình đẳng giới, biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới, chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới.
- Thứ ba, Việt Nam đã là thành viên của một số điều ước quốc tế quan trọng liên quan đến giới và bình đẳng giới như: Công ước CEDAW, Công ước về quyền trẻ em... Việc cụ thể hóa các cam kết quốc tế vào pháp luật trong nước là trách nhiệm của các nước thành viên, trong đó có Việt Nam.
- Thứ tư, Việt Nam đang tiếp cận đến nền kinh tế thị trường đầy đủ, bên cạnh những thành tựu cũng làm phát sinh những thách thức mới trong thực hiện, bảo vệ tốt hơn các quyền con người, quyền công dân nói chung, trong đó có vấn đề giới và bình đẳng giới. Thời gian qua, bình đẳng giới chịu chi phối không nhỏ bởi sự phân biệt giàu nghèo, sự phụ thuộc về vị trí xã hội, nghề nghiệp, nhân thân, gia đình... làm tăng các quan hệ mà một bên trở thành mạnh thế còn bên kia là yếu thế. Trong đó có nhiều quan hệ người phụ nữ thuộc về bên yếu thế.
- Thứ năm, Việt Nam đã từng bước xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về giới và bình đẳng giới với những yêu cầu pháp lý cụ thể, đồng bộ, thống nhất trong trong xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?